Tìm kiếm "vũ trụ"

Chú thích

  1. Độc
    Đơn lẻ (từ Hán Việt).
  2. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  3. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
  4. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  5. Có bản chép: Gái ngoan.
  6. Ba quân
    Người xưa chia quân đội thành ba cánh quân: tả quân (bên trái), trung quân (chính giữa) và hữu quân (bên phải), hoặc thượng quân (phía trên), trung quân, hạ quân (phía dưới), hoặc tiền quân (phía trước), trung quân, hậu quân (phía sau). Ba quân vì vậy chỉ quân đội nói chung, và chốn ba quân chỉ nơi chiến trường.
  7. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  9. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  10. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  11. Có bản chép: tóp tép.
  12. Nhược bằng
    Nếu như (từ cổ).
  13. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  14. Ô đước
    Một loại cây mọc theo mé sông, bờ suối các cánh rừng Nam Bộ. Cây không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25-30 cm, lá lớn, mặt trên lá láng bóng. Vỏ cây ô đước thường được khai thác, phơi khô, tán ra thành bột để làm nhang.

    Nghề làm nhang

    Nghề làm nhang

  15. Bời lời
    Một loại cây được trồng để khai thác vỏ và gỗ, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối lớn. Vỏ bời lời được dùng làm thuốc, nguyên liệu keo dán sơn trong công nghiệp chế biến, làm nhang đốt; lá dùng làm thức ăn gia súc. Gỗ bời lời có màu nâu vàng, cứng không bị mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ, làm nguyên liệu giấy...

    Lá bời lời

    Lá bời lời

  16. Sao
    Một loại cây thân gỗ lớn, cho gỗ cứng và quý, đồng thời thường được trồng để lấy bóng râm.

    Hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội

    Hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội

  17. Sến
    Loại cây cho gỗ lớn, mọc rải rác trong các cánh rừng rậm từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình. Gỗ sến màu đỏ nâu, cứng, được xếp vào nhóm tứ thiết (bốn loại gỗ cứng như sắt) cùng với đinh, limtáu.

    Cây sến

    Cây sến

  18. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  20. Đước
    Một loại cây rất thường gặp ở miền Tây Nam Bộ. Cây đước mọc thành rừng ở các vùng bờ biển bùn lầy, có bộ rễ rất lớn gồm một rễ cọc và rất nhiều rễ phụ đâm sâu xuống, giúp cây bám chặt lấy đất. Rừng đước ngập mặn có một vai trò rất lớn trong việc chống xói lở đất, giữ phù sa, cải tạo đất, đồng thời là môi trường sinh thái cho nhiều loài động vật nhỏ khác.

    Rừng đước

    Rừng đước

  21. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Quả báo
    Một quan niệm theo thuyết nhân quả của Phật giáo, theo đó mọi việc làm ra (nhân) đều có trả giá (quả). Quả báo là báo ứng cho những việc xấu mà một người đã làm.
  23. Câu đầu tiên trong bài ca dao này cũng là một thành ngữ.
  24. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  25. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
  26. Nuôi ong tay áo
    Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
  27. Mỏng dánh
    Mỏng dính (phương ngữ).
  28. Có bản chép: như cánh cái con chuồn chuồn.
  29. Vện
    (Chó) có vằn trên lông màu vàng xám.

    Chó vện

    Chó vện