Con mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo, mà chẳng dạy tao?
Tìm kiếm "con sa con dạ"
-
-
Con dế kêu rỉ rả bên mình
-
Ra khơi xem cá ông voi
-
Đi cầu đi quán
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối -
Con mẻo, con mèo
-
Con gà, con gà
Con gà, con gà
Nó đỗ trên nhà
Bay ra đống rác
Cục ta cục tác
Nó nhảy vào buồng
Lên giường nó nghỉ
Hỡi thằng cu Tí
Lo đi đuổi gà. -
Bàn tay ngón dài ngón vắn
-
Hì hà hì hụi
Hì hà hì hụi
Phát bụi phát bờ
Cho lau phất cờ
Cho trâu ra trận
Ba thằng ba đấm
Chết sạch quân thù
Cho cô đi chợ
Cho tớ đi trâu
Cho lau phất cờ. -
Con vỏi, con voi
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi
Đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi, con voi… -
Con cò cao cẳng
-
Con cua hai càng
Con cua hai càng
Con cua bò ngang
Nó đi rềnh ràng
Nó đi lang thang
Nó đi vô hang
Tìm đâu cho thấy. -
Quặc quặc, quạc quạc
-
Núi rừng thì có hươu mang
-
Có con sáo đậu bờ rào
-
Trâu bò được ngày phá đố, con cháu được ngày giỗ ông
-
Vườn xuân hoa nở đầy giàn
Vườn xuân hoa nở đầy giàn
Ngăn con bướm lại kẻo tàn nhị hoa -
Cưới em mười chín con trâu
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau -
Mong sao anh biến ra tằm
-
Không con, chó ỉa mả
-
Con nhện ở trên mái nhà
Con nhện ở trên mái nhà
Nó đương làm cỗ cúng bà nó mai
Nó rằng nó chẳng mời ai
Mời một ông chú với hai bà dì
Chú thích
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Cá Ông
- Tên gọi của ngư dân dành cho cá voi. Do cá voi có tập tính nương vào vật lớn (như thuyền bè) mỗi khi có bão, nên nhiều ngư dân mắc nạn trên biển được cá voi đưa vào bờ mà thoát nạn. Cá voi được ngư dân tôn kính, gọi là cá Ông, lập nhiều đền miếu để thờ.
-
- Tiêu minh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tiêu minh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Hóa cơ
- Cũng như thiên cơ, nghĩa là cơ của trời đất, tạo hóa. Người xưa xem trời đất là một cỗ máy (cơ).
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Rộc
- Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi. Cũng có nghĩa là ngòi nước nhỏ, hẹp.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Con mang
- Con vật giống như con hoẵng nhưng nhỏ hơn.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Phá đố
- Phá chuồng, sổng chuồng.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Mả
- Ngôi mộ.