Thấy em nhỏ thó lại có chiếc đồng
Của cha mẹ sắm hay của chồng em cho?
Tìm kiếm "cái cò lặn lội"
-
-
Hồi xưa tôi ở dưới lầy
-
Bốn bên thành lũy hiểm cao
-
Hai tay ôm sát cột nhà
-
Hai tay ôm lấy kèo nhà
-
Như rắn mà chẳng cắn ai
-
Đi ve vẩy, về gãy lưng
-
Đầu thì trọc lốc
-
Một chắc mà giữ hai nhà
-
Mình chừng năm tấc cao
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân tui dài, dái tui cứng
-
Sừng sững đứng một góc nhà
-
Không mắt, không mũi, không tai
-
Từ ngày moa lấy xừ
Từ ngày moa lấy xừ
Giỗ cha xừ bỏ
Giỗ ông xừ chẳng đoái hoài
Nay bà già moa chết
Moa xin xừ ken cờ biệt
Để moa séc sê uyn kiệt
Moa mệt bà già
Đờ manh ma tà
Tò te tí tétDị bản
-
Buổi sáng ngủ dậy
Buổi sáng ngủ dậy
Ăn bụng cơm no
Chạy ra ngoài gò
Bắt một con công
Đem về biếu ông
Ông cho trái thị
Đem về biếu chị
Chị cho bánh khô
Đem về biếu cô
Cô cho bánh ú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Nay chừ chú thím giận nhau
Đem trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả bánh khô cho chị
Trả trái thị cho ông
Bắt con công, đem về nhàDị bản
Chú bé bắt được con công
Đem về biếu ông
Ông cho con gà
Đem về biếu bà
Bà cho quả thị
Đem về biếu chị
Chị cho quả chanh
Đem về biếu anh
Anh cho tu hú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Chú thím đánh nhau
Buồng cau trả chú
Tu hú trả anh
Quả chanh trả chị
Quả thị trả bà
Con gà trả ông
Con công phần tôiSớm mai tôi lên núi
Tôi xách cái rựa còng queo
Bắt được con công
Đem về cho ông
Ông cho trái thị
Đem về cho chị
Chị cho cá rô
Đem về cho cô
Cô cho bánh ú
Đem về cho chú
Chú cho buồng cau
Chú thím rầy lộn nhau
Thôi, tôi trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả cá rô cho chị
Trả trái thị cho ông
Tôi xách con công về rừng
-
Mình rằng mình chỉ lấy ta
Mình rằng mình chỉ lấy ta
Để ta bán cửa bán nhà ta theo
Còn một cái cối đâm bèo
Để ta bán nốt ta theo mình vềDị bản
Mình rằng mình chỉ lấy ta
Để ta bán cửa bán nhà ta theo
Còn một cái cối đâm bèo
Để ta bán nốt ta theo cô mình.
Một mai đã bén duyên tình,
Cô mình lại bán cột đình theo ta.
-
Bà kia bận áo xanh xanh
Bà kia bận áo xanh xanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâu
Bà ơi tôi không sợ bà đâu
Tôi se sợi chỉ tôi khâu miệng bà
Chừng nào bà chết ra ma
Trong chay ngoài bội hết ba chục đồng
Không khóc thì sợ lòng chồng
Có khóc cũng chẳng mặn nồng chi đâuDị bản
-
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chơm bơmDị bản
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng
– Mất chồng ta chẳng có lo
Sợ anh mất vợ nằm co một mình
-
Gà tơ xào với mướp già
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường, chị giễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bông
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán conDị bản
Mướp non nấu với gà già
Chồng mới mười tám, vợ đà bốn mươi
Ra đường chị chế em cười
Tưởng hai cô cháu, hóa đôi vợ chồng
-
Năm ngoái anh còn kha khá
Năm ngoái anh còn kha khá,
Năm nay anh nghèo quá nên đội lá bung vành,
Hỏi cô công cấy mạ xanh,
Có tiền dư cho anh mượn mua chiếc nón lành đội làm duyên.Dị bản
Năm ngoái em còn kha khá
Năm nay nghèo quá đội nón lá bung vành
Anh hai ơi, cho xin cắc bạc, mua cái nón lành đội chơi.
Chú thích
-
- Chiếc đồng
- Đồ đeo tay trang sức làm bằng đồng.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Lầy
- Bùn lầy.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Cân móc
- Còn gọi là cân treo, một loại cân thường gặp trước đây, gồm một thanh ngang có khắc vạch, một đầu treo một quả cân di chuyển được, đầu kia là móc cân. Khi muốn cân, người ta móc hàng hóa vào móc cân rồi dịch chuyển quả cân theo vạch ở đầu kia, cho đến khi nào cân thăng bằng thì đọc số ở vạch.
-
- Bài này là lời một bà vợ Việt Nam nói với ông chồng Tây. Những từ moa, xừ... trong bài là tiếng Tây bồi:
Moa: moi (tôi)
Xừ: monsieur (ông, ngài)
Ken cờ biệt: quelques piastres (vài đồng)
Séc sê uyn kệt: chercher une caisse (tìm cái hòm)
Mệt: mettre (đặt vào)
Đờ manh ma tà: demain matin (sáng mai)Có thể hiểu nôm na là: Từ ngày tôi lấy ông, giỗ quảy trong nhà ông chẳng đoái hoài gì, nay thì mẹ tôi chết, tôi xin ông mấy đồng để mua cái hòm chôn, sáng mai đám ma có thổi kèn tò te.
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Đít biệt
- Cách phát âm kiểu bồi của tiếng Pháp dix piastres, nghĩa là mười đồng.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Bánh khô
- Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Bánh ú
- Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
-
- Rầy lộn
- Cãi nhau (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Nói hành
- Nói xấu về người khác.
-
- Trong chay ngoài bội
- Những đám lễ lớn, bên trong làm cỗ chay, bên ngoài dựng rạp mời đoàn hát bội. Cụm từ "trong chay ngoài bội" chỉ những cảnh bận bịu rộn ràng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Chơm bơm
- Bù xù. Cũng nói là chôm bôm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giễu
- Nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích.