Tìm kiếm "bể Bắc bể đông"
-
-
Trời mưa cho ướt lá dừa
-
Nhà em có vại cà đầy
-
Thương chồng nấu cháo le le
-
Thương mẹ con cũng làm vui
Thương mẹ con cũng làm vui
Đi thưa về dạ cho vui vợ chồng
– Thương con mẹ cũng dằn lòng
Miễn con an phận bên chồng mà thôi -
Ru con con ngủ à ơi
-
Nhà anh chỉ có một gian
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp nửa toan làm buồng
Anh cậy em coi sóc trăm đường
Để anh mua bán trẩy trương thông hành
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan
Cho anh đành dạ bán buôn -
Chàng ơi đưa gói thiếp mang
Chàng ơi đưa gói thiếp mang
Đưa gươm thiếp vác cho chàng đi không -
Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Đôi ta chồng vợ, ai dỗ dành đừng xiêu -
Chị em một ruột mà ra
Chị em một ruột mà ra
Chị giàu em khó hóa ra người ngoài -
Nước trong xanh em để dành tưới hẹ
Nước trong xanh em để dành tưới hẹ,
Trai lỡ thời tại mẹ kén dâu -
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Thấy em cười gượng anh chua xót lòng -
Mẹ già như trái chín cây
-
Con ơi mẹ bảo đây này
Con ơi mẹ bảo đây này
Sông sâu chớ lội, đò lầy chớ đi -
Trên giàn mướp hãy còn non
-
Mình về tôi cũng về theo
Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau
Dù khi đĩa muối, chén rau
Thủy chung ta giữ, sang giàu mặc aiDị bản
-
Thương ai bằng nỗi thương con
-
Thang mô cao bằng thang danh vọng
-
Đắng cay cũng thể ruột rà
Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưngDị bản
Đắng cay vẫn thể ruột rà
Dù xa xa lắm vẫn là anh em
-
Em chồng ở với chị dâu
Em chồng ở với chị dâu
Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày
Chú thích
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Cao lương mĩ vị
- Món ăn ngon và quý nói chung (chữ Hán).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Son
- Chỉ vợ chồng trẻ chưa có con cái.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).