Tìm kiếm "con ba heo"
-
-
Ba chân bốn cẳng
Ba chân bốn cẳng
-
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai.
-
Ba đồng một mớ rau ngò
-
Ba ông thợ da bằng ông Gia Cát
-
Ba đời bảy họ nhà tre
-
Ba gian nhà rạ lòa xòa
-
Ba trăng là mấy mươi hôm
-
Bà Chúa đạp phải gai
Bà Chúa đạp phải gai bằng thuyền chài đổ ruột
-
Ba năm củi quế phạm rìu
-
Ba ngày Tết bảy ngày xuân
Ba ngày Tết, bảy ngày xuân
-
Trai ba mươi tuổi đang xoan
Dị bản
-
Khôn ba năm, dại một giờ
Khôn ba năm, dại một giờ
-
Đàn bà tốt tóc thời sang
Đàn bà tốt tóc thời sang
Đàn ông tốt tóc những mang nặng đầu -
Cơm ba bát, áo ba manh
Cơm ba bát, áo ba manh
Đói chẳng xanh, rét chẳng chết -
Tháng ba ngày tám rỗi ràng
-
Cờ ba cuộc, cơm ba bát, thuốc ba thang
-
Chó ba quanh mới nằm, người ba lăm mới nói
-
Cấy ba cây lúa dựa bờ
-
Bớ bà rọc lá dưới mương
Bớ bà rọc lá dưới mương
Cho tôi một tấm che sương đội đầu
Chú thích
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Lăn tăn
- Lấm tấm từng tí một.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Xoan
- Xuân, trẻ (từ cổ).
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Rỗi ràng
- Rỗi rãi, rảnh rỗi.
-
- Lăm
- Định sẵn trong bụng.
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).