Lọ là thét mắng mới nên
Một lời siết cạnh bằng nghìn roi song
Roi song đánh đoạn thì thôi
Một lời siết cạnh, muôn đời chẳng quên
Tìm kiếm "cánh cò bay"
-
-
Mồ cha cái số làm hầu
-
Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêngDị bản
Bên chợ Đông Ba tiếng gà eo óc
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống tan canh
Giữa dòng Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêng.
-
Vè cúp tóc
Cúp hè! Cúp hè!
Tay mặt cầm kéo
Tay trái cầm lược
Thủng thỉnh cho khéo
Bỏ cái ngu này
Bỏ cái dại này
Ăn ngay nói thẳng
Học mới từ đây
Cúp hè! Cúp hè!
Trên đường canh tân
Đừng ai ăn mặn
Đừng ai nói láo
Ngày nay ta cúp
Ngày mai ta cạo
Cúp hè! Cúp hè!
Mọi người cùng cúp
Cho sạch đầu tóc
Cho đẹp con người
Ai nấy thảnh thơi
Xóm làng trông cậy
Cúp hè! Cúp hè!
Ai đi đò dọc
Kẻ ngược người xuôi
Ai ngồi tàu suốt
Từ Bắc vô Nam
Lên ngàn xuống bể
Cúp hè! Cúp hè!
Từ sĩ đến nông
Từ công đến thương
Đi chài, dệt sợi
Trăm người như một
Bảo nhau cúp tóc
Cúp hè! Cúp hè! -
Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh
-
Năm ngoái em còn e còn ngại
Dị bản
Năm ngoái em còn e còn ngại
Năm nay em kêu đại bằng mình
Áo bà ba nút ốc chung tình ai may?Năm ngoái thấy em còn ngại
Năm nay kêu đại bằng mình
Nhác trông em dáng đẹp xinh
Áo bà ba nút ốc của bạn chung tình ai may?
-
Lấy chồng Hòe Thị nhọc nhằn
-
Gánh gánh gồng gồng
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp…Video
-
Trách thân mà lại giận trời
Trách thân mà lại giận trời,
Trách chàng quân tử ở ra người thờ ơ.
Phòng không để thiếp đợi chờ,
Năm canh vò võ những là thở than.
Nào khi họp mặt chén vàng,
Non nguyền biển hẹn tưởng chàng chẳng quên.
Ai ngờ ra dạ bạc đen,
Say bên nhan sắc bỏ bên ngãi tình.
Để cho em vò võ một mình,
Tương tư khắc khoải, bệnh thất tình đầy vơi.
Trách thân mà lại giận trời. -
Sù, Gạ thì giỏi chăn tằm
-
Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
-
Ai mà bày đặt dị kì
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèoDị bản
– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Đời bây giờ ăn ở khôn lanh
Sắm hai cái túi đựng dầu chanh o mèo
-
Áo bà ba trắng không ngắn, không dài
-
Đêm đông trường, nghe con vượn cầm canh
-
Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai
Dị bản
Đầu công, mình cốc, quản ngắn, đùi dài, cánh vỏ trai, mỏ búp chuối
-
Con chim manh manh
Con chim manh manh
Nó đậu cây chanh
Tôi vác miểng sành
Chọi chim chết giẫy
Tôi làm bảy mâm
Cho ông một mâm
Cho bà một dĩa
Bà ăn hết rồi
Hỏi con chim gì?
(Tôi nói)
Con chim manh manh…Dị bản
Con chim xanh xanh,
Nó đậu cành chanh,
Tôi chành nó chết.
Đem về làm thịt,
Được ba nongđầy.
Ông thầy ăn một,
Bà cốt ăn hai,
Cái thủ, cái tai,
Đem về biếu chú,
Chú hỏi thịt gì?
Thịt chim xanh xanhCon chim chích choè,
Nó đậu cành chanh,
Tôi ném hòn sành,
Nó quay lông lốc.
Tôi làm một chốc,
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một,
Bà cốt ăn hai.
Cái thủ, cái tai,
Tôi đem biếu Chúa.
Chúa hỏi chim gì?
Con chim chích choèCon chim se sẻ
Nó đẻ mái tranh
Tôi vác hòn sành
Tôi lia chết giãy
Tôi đem tôi kỉnh
Cho thầy một mâm
Thầy hỏi chim gì?
Con chim se sẻ.Con chim se sẻ
Nó đẻ cành chanh
Tôi lấy hòn sành
Tôi chành nó chết
Mang về làm thịt
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Mang lên biếu Chúa
Chúa hỏi thịt gì
Thịt con chim sẻ
Nó đẻ cành chanh…Cái con chim chích
Nó rích cành chanh
Tôi lấy mảnh sành
Tôi vành cho chết
Gặp ba ngày tết
Làm ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Mang lên biếu chú
Chú hỏi thịt gì
Thịt con chim chích
Nó rích cành chanh
Video
-
Ước gì bướm được gần hoa
-
Núi Sam nổi tiếng mắm kho
-
Bánh nhiều quá cũng kêu bánh ít
-
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Chú thích
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Siết cạnh
- Nghiêm khắc.
-
- Roi song
- Roi làm bằng cây song, một loại cây họ gỗ, giống cây mây nhưng to và dài hơn. Đánh bằng roi song rất đau. Thời xưa khi tra tấn người ta còn đánh bằng roi song ngâm muối.
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Thọ Lộc
- Tên một làng cổ ven sông Thọ Lộc (thực ra là một đoạn của sông Như Ý chảy qua làng), được lập từ thế kỉ XVI, lúc ấy tên Thiên Lộc, đến đời vua Tự Đức (thế kỉ XIX) mới đổi thành Thọ Lộc. Địa phận làng nay chia rải rác ra các phường Phú Hội, Vĩnh Ninh và Phú Thuận, thành phố Huế.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Khuynh thành
- Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Cúp
- Cắt (đọc theo âm tiếng Pháp của couper).
-
- Canh tân
- Cải cách theo lối mới.
-
- Ngói lò Cánh, bánh quán Đanh
- Tên lò làm ngói có tiếng ở Hương Canh và một quán bánh đúc ngon ở làng Đinh Xá (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Nút ốc
- Khuy áo kiểu ốc (hình bán cầu).
-
- Hòe Thị
- Địa danh nay là một thôn thuộc phường Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội. Làng còn có tên là Canh Chợ, nối tiếp làng Thị Cấm, nằm trên con đường cổ từ kinh thành Thăng Long - Cầu Giấy - Cầu Diễn vào bến đò Cổ Sở ven sông Đáy (bến Giá, nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây). Ngoài nông nghiệp, làng Hòe Thị còn có hai nghề thủ công nổi tiếng trong vùng là nghề ren và nghề hàn thiếc. Cuối thế kỷ 19, khi Hà Nội được mở rộng, thợ rèn và thợ thiếc Hòe Thị ra phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) và phố Lò Rèn để làm nghề. Riêng phố Lò Rèn, tập trung chủ yếu người làng Hòe Thị.
Đọc thêm về làng Hòe Thị.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Phú Xá
- Tên nôm là làng Sù, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Sù xưa nổi tiếng nghề làm bún và trồng đào. Mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng được táng ở đây.
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Làng La
- Tên gọi chung bảy làng ở huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây xưa, nay thuộc quận Hà Đông và huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Bảy làng gồm: La Cả (Ỷ La và La Nội), La Khê, La Du, La Dương, La Phù, La Tinh. Xưa kia bảy làng này đều có nghề dệt cổ truyền. La (羅) theo nghĩa chữ Hán có nghĩa là dệt sợi, đan sợi. Các làng dệt thờ 10 vị tiên sư sống vào thời Lê Trung Hưng từ nơi khác đến cư ngụ và có công cải tiến nâng cao kỹ thuật dệt. Ngoài ra nơi đây còn thờ ông Trần Quý (thế kỷ 19) làm ông tổ nghề dệt gấm.
-
- Làng Đăm
- Làng cổ nay thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Đăm nổi tiếng nghề trồng rau dưa. Lễ hội đua thuyền truyền thống trong các dịp hội làng vào tháng ba âm lịch cũng là một nét văn hóa đặc sắc của làng.
-
- Xứ Nam
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Nam, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía nam kinh thành Thăng Long.
-
- Chợ Bằng Gồi
- Chợ nổi tiếng ở cạnh Thăng Long, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Vân Khám
- Tên một làng thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Hương Canh
- Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.
-
- Dầu chanh
- Tinh dầu làm từ vỏ chanh, mùi rất thơm và có nhiều công dụng: khử mùi, diệt khuẩn, làm đẹp...
-
- O mèo
- Tán tỉnh để bắt nhân tình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Vượn
- Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.
-
- Cầm canh
- Báo hiệu từng canh (trống cầm canh). Cũng được dùng để tả âm thanh vang lên từng lúc, thường trong đêm tối.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai
- Những tiêu chuẩn để chọn gà chọi tốt.
-
- Manh manh
- Loại chim nhỏ, đẹp, hiện nay thường được nuôi làm cảnh. Có nhiều loại manh manh khác nhau. Manh manh trắng toàn thân lông màu trắng toát, trừ hai bên má có đốm lông vàng, mỏ đỏ, chân vàng, chim trống mỏ đỏ sậm, con mái mỏ đỏ lợt. Manh manh bông có mỏ đỏ, má vàng, hai bên mỏ có sọc trắng dọc theo mép tai, cổ vằn màu xám, ức đen, bụng trắng, lông dọc theo hai bên hông màu gạch có nổi bông trắng. Đuôi tuy nhỏ, ngắn nhưng lại cầu kỳ, khúc trắng khúc đen như chim trĩ. Manh manh nâu (sô-cô-la) ở má và cánh có đốm màu vàng anh.
-
- Chim xanh
- Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.
Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.
-
- Chành
- Mở rộng về bề ngang, như banh.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Thủ
- Đầu (từ Hán Việt).
-
- Lia
- Ném, vứt.
-
- Kỉnh
- Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
-
- Nhánh bích cành quỳnh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhánh bích cành quỳnh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Núi Sam
- Tên chữ là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn, một ngọn núi nằm trong vùng Bảy Núi, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trên và quanh núi Sam có nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang)...
-
- Mắm kho
- Còn gọi canh mắm, tên gọi của một món ăn sử dụng nguyên liệu chính là mắm (mắm bò hóc, mắm cá các loại), nấu nước đậm vị và khá sánh đặc, ăn kèm với các loại rau nhúng, chấm, chần, tương tự như cách ăn lẩu, thịnh hành tại nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở miền Nam.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Non nhớt
- Còn rất non, chưa ráo mủ, còn nhiều nhớt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chuối tiêu
- Còn gọi chuối già (có nơi đọc là chuối dà), một giống chuối cho trái nhỏ, dài, thơm, khi chín vỏ vẫn màu xanh, khi chín muồi vỏ chuyển sang màu vàng. Chuối tiêu rất giàu dinh dưỡng và là một vị thuốc dân gian.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Canh ngọt
- Cách nói để khen món canh ngon, đúng vị (cơm lành canh ngọt).
-
- Cau lùn
- Giống cau thuộc họ cau dừa, thân cột, cao tới 20m, tán lá rộng, ít rụng, hoa thơm, có trái quanh năm, thường được trồng làm cảnh.
-
- Trấn thủ
- Đóng quân để gìn giữ bảo vệ.
-
- Lưu đồn
- Đồn trại ở miền ngược, phải để lính lại phòng giữ. Có ý kiến cho rằng Lưu Đồn là địa danh. Đạo Lưu Đồn là một đơn vị hành chính quân sự thời các chúa Nguyễn, nay là thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Vào thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh, Lưu Đồn là nơi giáp giới giữa Trịnh và Nguyễn, thường xuyên xảy ra giao chiến. Có ý kiến khác cho rằng Lưu Đồn là thôn Lưu Đồn, thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhưng ý kiến này không có cơ sở.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Điếm canh
- Nhà nhỏ thường dựng ở đầu làng hay trên đê, dùng làm nơi canh gác.
-
- Dồn
- Dồn dập, không ngơi.
-
- Việc quan
- Việc hành chính nhà nước.
-
- Đẵn
- Đốn, chặt.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Hữu thân hữu khổ
- Có thân có khổ - làm người ai cũng có nỗi khổ của mình.
-
- Phàn nàn
- Kể lể nỗi buồn bực.
-
- Mai
- Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước...
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).