Dĩ độc trị độc
Dĩ độc trị độc
Dị bản
Lấy độc trị độc
Dĩ độc trị độc
Lấy độc trị độc
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi
Đi dối cha về nhà dối chú
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Đi xa anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ tình bố mẹ yêu thương
Nhớ mảnh vườn, nhớ con đường quen thân
Nhớ nhà em cách khoảng sân
Hoa cau thơm ngát mỗi lần gió đưa
Nhớ nhiều những sớm những trưa
Đổi công em cấy, cày bừa anh lo
Nhớ đồng xanh mỏi cánh cò
Con đê bến cũ con đò ngày xưa.
Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng?
Ði ngang thấy ngọn đèn chong
Thấy em nho nhỏ muốn bồng mà ru
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà bỏ túi bạc mà mang túi chì
Đi ô chẳng biết cầm ô
Thà rằng đội váy bà đồ cho xong!
Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm rau húng rau mùi
Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa
Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên kinh kì
Gánh lên chợ Mới một khi
Mong cho đến chợ anh thì nghỉ chân!
Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở xóm Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm rau húng rau mùi
Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa
Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên chợ trời
Gánh đi lòng những bồi hồi
Mong cho đến chợ còn ngồi nghỉ ngơi!
Đi ra gặp chị, đi vô gặp chị
Thiên hạ đồn mị, tôi với chị là vợ với chồng
Ngó lên mây trắng trời hồng,
Ngẫm tôi với chị vợ chồng xứng đôi
Tui đi lên tui gặp chị
Tui đi xuống, tui cũng gặp chị
Người ta đồn mộng đồn mị
Đồn chị với tui là hai vợ chồng
Hôm nay gặp giữa chợ đông
Kéo tay chị lại, tui hỏi: bây giờ tính sao?
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Không dám chào bạn cũ bởi chưng đói nghèo
Đi đâu có anh có tôi
Người ta mới biết là đôi vợ chồng
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
- Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Ký (nay thuộc Hà Nam), Duyện (nay thuộc Sơn Đông), Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương), Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông), Dương (?), Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng tây), Dự (nay thuộc Hà Nam), Lương (?), Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).
- Theo Nhĩ nhã, chín châu gồm có: Ký, U, Duyện, Dinh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung.
- Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Ký, U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên), Tình, Duyện, Thanh, Dương, Kinh, Dự, Ung.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)