Sông Sài Gòn sông bao nhiêu nước
Chợ Sài Gòn kẻ tục người thanh
Mấy ai mà đặng như anh
Dù cho xao xuyến xin cũng chân thành với em
Tìm kiếm "đàng hoàng"
-
-
Dẫu rằng chẳng đặng bén duyên
Dẫu rằng chẳng đặng bén duyên
Cũng hun má lúm đồng tiền của em -
Ăn cơm sao đặng mà mời
-
Ve kêu réo rắt đầu truông
-
Người ngoan lên bãi hái chè
-
Đôi bên bác mẹ cùng già
-
Một trăm thứ dầu dầu chi không ai thắp
– Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi chẳng ai rang?
Một trăm thứ than, than chi không ai quạt?
Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua?
Trai nam nhi anh đối đặng, gái bốn mùa xin theo
– Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua
Trai nam nhi anh đối đặng, gái bốn mùa tính sao?Dị bản
– Trong trăm loại dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Trong trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang?
Trong trăm thứ than, than chi là than không quạt?
Trong ngàn thứ bạc, bạc chi là bạc không đổi không tiêu?
Trai nam nhi chàng đối đặng, dải lụa điều em trao
– Trong trăm loại dầu, nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp, lắp bắp mồm miệng là bắp không rang
Trong trăm thứ than, than thở than thân là than không quạt
Một ngàn thứ bạc, bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi không tiêu
Trai nam nhi anh đà đối đặng, dải lụa điều ở đâu?
Video
-
Ai về xóm Bóng quê nhà
-
Khi xưa biển rộng sông dài
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
-
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi
Tàu xúp lê một, còn trông còn đợi,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc
Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng
Miệng kêu bớ chú tài công
Khoan khoan, chậm chậm,
Vợ chồng tôi thôi đành ngàn dặm cách phân.Dị bản
Tàu xúp lê một, còn than còn thở,
Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ,
Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc…
Hai tay tôi vịn song sắt, chắc lưỡi kêu trời,
Ngỡi nhân đứng đó, nghẹn lời khó phân.Xúp lê một, còn than còn thở,
Xúp lê hai, nửa ở nửa về,
Xúp lê ba, tàu ra biển Bắc,
Tay vịn song sắt miệng chắc lưỡi kêu trời,
Chồng Nam vợ Bắc sống đời đặng sao?Tàu xúp lê một
Em ơi anh còn trông còn đợi
Tàu xúp lê hai
Anh còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba
Tàu ra biển Bắc
Tay anh vịn song sắt nước mắt nhỏ từng hồi
Trời ơi nhân nghĩa của tôi xa rồi
Bướm xa tại nhụy, anh với em xa rồi cũng bởi tại ai?Tàu xúp lê một em còn trông đợi
Tàu xúp lê hai em còn đợi còn chờ
Tàu xúp lê ba tàu ra biển
Hai tay em vịn song sắt nước mắt nhỏ dòng
Em kêu hỏi chú tài công
Lấy khăn lông em chặm
Đạo vợ chồng ngàn dặm em không quên.
-
Anh về làm rể dưới Đăng
-
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Áo màu nu tra bộ nút vàng
Dù xa nhau đi nữa cũng để đàng xuống lênDị bản
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Hai bên hai lưỡi gươm vàng
Chết thời chịu chết, xa chàng không xa
-
Nước mắm mặn ba năm còn mặn
-
Anh cầm cây viết, anh dứt đàng nhân ngãi
-
Nước đứng ròng, sao Mai dựng mọc
-
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
Chim đứt cánh, chim hãy còn bay
Từ ngày xa bạn tới nay
Cơm ăn chẳng đặng, nằm hoài tương tư -
Chợ Gồm đồ gốm
-
Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn
Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn
Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon -
Trầu vàng góp bến sông Bung
Chú thích
-
- Sông Sài Gòn
- Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xóm Bóng
- Còn gọi là bến Bóng, một địa danh thuộc thành phố Nha Trang. Xóm Bóng gồm hai phần: một nằm bên bờ sông Cái, nơi sông đổ ra biển Đông qua cửa Lớn, và phần còn lại là cù lao trên sông. Giữa hai phần này là cầu xóm Bóng, đứng trên cầu có thể thấy tháp Bà Ponagar, thắng cảnh nổi tiếng của Khánh Hòa.
Tên xóm Bóng bắt nguồn từ một thói quen của làng cù lao xưa: Vào các dịp lễ vía cúng bà, tức thánh Mẫu Thiên Y A Nam, những "cô bóng, bà bóng" của làng lại tập trung múa hát.
-
- Múa dâng Bà
- Một điệu múa trong lễ hội Tháp Bà, một lễ hội truyền thống ở tỉnh Khánh Hòa. "Bà" là từ dân gian dùng để kính gọi Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Tre non đuôi én
- Tre đẹp nhưng còn non, chưa sử dụng được.
-
- Tràng
- Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Tài công
- Người phụ trách lái tàu, thuyền chạy bằng máy. Từ này có gốc từ giọng Quảng Đông của "tải công."
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Đăng
- Tên một làng chài nay thuộc xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
-
- Bát bịt
- Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
-
- Tôm rằn
- Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đông sàng
- Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Đón ngừa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đón ngừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Phú Hội
- Tên một làng thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trước đây làng có nghề truyền thống là đan nong nia, nhưng hiện nay đã dần mai một.
-
- Cảnh An
- Một làng nghề nay thuộc xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Làng có nghề truyền thống là đan võng tàu thơm - nguyên liệu là lá tàu thơm, đem ngâm nước từ 10 đến 15 ngày tùy trời mưa nắng, rồi đem lên cạo hết lớp nhớt để lấy sợi tơ của thơm đem phơi nắng cho thật khô rồi mới đem ra đan võng. Hiện nay nghề này đã mai một.
-
- Sông Bung
- Tên một nhánh ở đầu nguồn sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Dọc đôi bờ sông ngày xưa có rất nhiều rừng trầu, vì vậy sông còn có tên là sông Trầu. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
-
- Đại Mỹ
- Tên một làng thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nơi có dòng sông Bung chảy qua. Làng Đại Mỹ từ xưa nổi tiếng có giống cau cho trái to, buồng dày, ăn rất giòn. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.