Nàng đà gá nghĩa với qua
Không xứng đôi vừa lứa mẹ cha ngầy ngà
Tìm kiếm "gà cồ"
-
-
Te tái như gà mái mắc đẻ
Te tái như gà mái mắc đẻ
-
Quằn quằn như ngọn cần câu
-
Anh rằng ngon nhất phao câu
-
Đuổi gà cho vợ
Đuổi gà cho vợ
-
Bởi thương nên chác lấy sầu
-
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
-
Hoa sói mà gói xương sông
-
Đôi ta gá nghĩa không bền
Đôi ta gá nghĩa không bền
Dứt đi cho rảnh, xuống lên làm gì? -
Xuân xanh đầu tóc gá nghĩa với móc tai
Xuân xanh đầu tóc gá nghĩa với móc tai,
Mình xa tôi, tôi gá nghĩa với ai bây giờ? -
Vật ngon đâu đến thứ ta
-
Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
-
Nuôi gà phải chọn giống gà
-
Một tiếng gà gáy sáu huyện cùng nghe
-
Gá tiếng kêu nam tử một lời
-
Ngó lên trời thấy trời cao không thấu
Ngó lên trời thấy trời cao không thấu
Ngó xuống đất thấy hàm răng em xấu anh cũng phát rầu
Gá duyên anh muốn gá, sợ mỗi ngoáy trầu em ăn -
Gá duyên chồng vợ không thành
Gá duyên chồng vợ không thành
Trèo lên cây mít, xích ra nhành buông tay -
Trầu nào cay bằng trầu xà lẹt
-
Gá duyên không được thì thôi
Gá duyên không được thì thôi
Thò tay vô túi rút dao đôi hủy mình -
Mưa từ bên núi Mồng Ga
Chú thích
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Ngầy ngà
- Rầy rà, phiền nhiễu.
-
- Gà lôi
- Tên chung của một số giống chim cùng loại với gà, sống hoang. Thường gặp nhất ở nước ta có lẽ là gà lôi lông trắng, có lưng trắng, bụng đen, đuôi dài.
-
- Lườn
- Phần thịt ở hai bên ngực và bụng chim, gà, cá.
-
- Chác
- Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gá đầu
- Chụm đầu vào nhau, tỏ thái độ âu yếm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Bất nhân
- Không có tính người, tàn ác (từ Hán Việt).
-
- Trâu hạ địa
- Trâu bị bệnh lâu ngày.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Gà ri
- Một giống gà đẻ trứng nhỏ, thường được nuôi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
-
- Một tiếng gà gáy sáu huyện cùng nghe
- Chỉ vùng ngã ba Bông thuộc tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp với các xã Hà Sơn (huyện Hà Trung), Hoằng Khánh (Hoằng Hóa), Châu Lộc (Hậu Lộc), Vĩnh An (Vĩnh Lộc), Định Công (Yên Định), và Thiệu Quang (Thiệu Hóa).
-
- Gá tiếng
- Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
-
- Nam tử
- Đàn ông, con trai (từ Hán Việt).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Châu
- Hạt ngọc trai.
-
- Nguộc
- Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
-
- Trầu xà lẹt
- Một loại trầu cho lá mỏng, dài nhọn như lá tiêu, màu hơi vàng, vị cay nồng và chát.
-
- Kền kền
- Cũng có tên là kên kên, đôi khi viết thành kênh kênh hoặc kềnh kềnh, một loài chim ăn thịt và xác chết. Trong văn chương, kền kền thường được dùng tượng trưng cho những người độc ác và cơ hội.
-
- Mồng Ga
- Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Phúc Đậu
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…