Con cổ ngắn, con cổ dài
Giống nhau vì có cái tài kêu to
Chân có màng, mắt tròn vo
Ngã xuống dưới nước chẳng lo chết chìm
Tìm kiếm "ví dầu"
-
-
Anh ra đi lính cho làng
Anh ra đi lính cho làng
Nước mắt ròng ròng nhớ mẹ nhớ cha
Cực vì ông nớ trong tòa
Sức anh đi lính vậy mà phải đi
Ra đi tới rặng Trà My
Thấy kẻ thăm con, người thăm cháu, thiếp đi thăm chàng
Đi ra vừa tới ngoài Hàn
Thấy lính đi tập dư ngàn, dư trăm
Thiếp thương chàng mới ghé qua thăm
Chàng qua nước bển biết mấy mươi năm chàng về
Thôi thôi em trở lộn về
Nuôi cha với mẹ trọn bề hiếu trung -
Gió đưa cành mận, gió lận cành đào
Gió đưa cành mận, gió lận cành đào
Vì em anh phải ra vào tối tăm.
Tối tăm thì mặc tối tăm,
Chờ cho bác mẹ đi nằm sẽ hay.
Cầm tay, anh nắm cổ tay,
Em đừng hô hoán, sự này ra to. -
Đôi ta bàn án giao lân
-
Chí quân tử cửu châu lập nghiệp
-
Trời mưa thì chẳng có sao
Trời mưa thì chẳng có sao
Xưa nay vẫn thế ai nào dám kêu
Chỉ kêu vì nỗi trớ trêu
Trêu nhau cho đến hiểm nghèo chưa thôi -
Những người con dõi cháu dòng
Những người con dõi cháu dòng
Tây đen lắm chị đem lòng thương yêu
Chỉ yêu vì nỗi tiền nhiều
Thấy đồng bạc trắng quyết liều môi son -
Bác sĩ Tùng
Bác sĩ Tùng
Dạy chúng em
Ăn quả xanh
Uống nước lã
Dễ tiêu hoá
Diệt vi trùng
Ỉa lung tung
Là việc tốt
Ai học dốt
Sẽ được khen
Ai ho hen
Là người rất khỏe -
Cha đời cái áo rách này
Cha đời cái áo rách này
Mất chúng, mất bạn vì mày áo ơi! -
Dò chân ra bãi cát dài
-
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
-
Bố vợ là vớ cọc chèo
-
Nước non ai trót hẹn hò
Nước non ai trót hẹn hò
Chữ tình giữ mãi bo bo làm gì
Yêu nhau chữ vị là vì
Gió tuôn mạch nhớ người chi ái tình. -
Đố ai đếm được lá rừng
-
Người ngoan lên bãi hái chè
-
May sao may khéo là may
May sao may khéo là may
Thấy nàng giặt áo anh nay tìm vào
Anh vào chả biết vì sao
Anh là quân tử tìm vào hái hoa -
Con ruồi là giống hiểm nguy
Con ruồi là giống hiểm nguy,
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều -
Còn cha gót đỏ như son
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác gót con đen sì
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
Đến khi cha thác ai thì thương conDị bản
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con thâm sì.
-
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng,
Anh liệt chiếu liệt giường vì bởi thương em -
Ngó lên cổ yếm em may
Chú thích
-
- Ngan
- Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sức
- Hành động quan truyền lệnh cho dân bằng văn bản.
Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu.
Nay sức.
Lê Thăng
(Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Cửu châu
- Trung Quốc thời nhà Hạ chia làm chín châu. Cửu châu ở đây được hiểu là đi khắp muôn nơi.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Tứ hải
- Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú
- Giàu (từ Hán Việt).
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Đập Đá
- Tên một con đập nổi tiếng của Huế, bắt ngang qua một nhánh sông Hương, ngăn cho dòng nước từ thượng lưu không chảy về phía hạ lưu và ngăn nước mặn từ biển Thuận An chảy vào các cánh đồng lúa.
-
- Vĩ Dạ
- Một địa danh thuộc Huế. Tên gốc của làng là Vĩ Dã, từ cách phát âm của người dân Huế mà dần trở thành Vĩ Dạ. Làng Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
-
- Ngã ba Sình
- Ngã ba sông nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ trước khi xuôi về phá Tam Giang đổ ra biển. Đây cũng là nơi sinh tụ của nhiều làng nghề như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên cùng với các hoạt động văn hóa đặc sắc. Video về Ngã ba Sình
-
- Vớ cọc chèo
- Từ cổ, hiện nay chỉ còn dùng ở một số vùng như Tam Kỳ (Quảng Nam). Theo Trịnh Mạnh trong tác phẩm Tiếng Việt lý thú, tập 1: "Vớ là một vật kết bằng thừng, giống hình số 8, một nửa lồng vào mái chèo còn nửa kia lồng vào khấc ở đầu cọc chèo."
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.