Tìm kiếm "sông Cầu"
-
-
Làng ta phong cảnh hữu tình
-
Ở cho phải phải phân phân
-
Không có lửa sao có khói
Không có lửa sao có khói.
-
Có tiền chén chú chén anh
-
Xởi lởi trời cho, xo ro trời phạt
Dị bản
Xởi lởi, trời gửi của cho
xo ro, trời co của lại
-
Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
-
Cha nó lú có chú nó khôn
Dị bản
Nó lú có chú nó khôn
-
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi
Thuyền anh đậu bến lâu rồi
Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh? -
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để phúc
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để phúc
-
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Hai tay nâng lấy, cũ người mới taDị bản
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Hai chân giậm xuống, chẳng chơi hoa thừa
-
Ùm ùm tát nước gàu giai
-
Chẳng hát em nể anh đây
-
Tóc mây lại bới khăn sồng
-
Nhặt hàng sông, đông hàng con
-
Sông Lam một ngọn nông sờ
-
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền -
Bậu là con gái có duyên
-
Lấy chồng cận núi kề sông
Lấy chồng cận núi kề sông
Nước không lo cạn, củi không lo tìm -
Nói không nhắm vàm
Chú thích
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Sông Bùng
- Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Ra tình
- Ra vẻ, tỏ vẻ.
-
- Xởi lởi
- Có thái độ cởi mở, dễ tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
-
- Xo ro
- Có thái độ khép kín, thui thủi một mình.
-
- Lú
- Lú lẫn, ngu dại.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Se
- Khô.
-
- Giọng sổng
- Phần thứ hai trong bốn phần của một cuộc hát ghẹo Vĩnh Phúc. Các bài giọng sổng trước hết nói về thời tiết, thiên nhiên, rồi đi đến chuyện chính là nỗi niềm tâm sự.
-
- Nhặt
- Dày, dồn dập (từ Hán Việt). Trái nghĩa với nhặt là khoan (thưa). Ta có từ khoan nhặt, nghĩa là không đều nhau, lúc nhanh lúc chậm.
-
- Hàng sông
- Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.
-
- Hàng con
- Còn gọi là hàng tay, hàng lúa ngang theo chiều tay cấy.
-
- Nông sờ
- Rất cạn, cạn nhìn thấy đáy.
Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
(Truyện Kiều)
-
- Bài ca dao này là niềm tiếc thương của nhân dân với nhà yêu nước Phan Đình Phùng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...