Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy
Tìm kiếm "một cắc"
-
-
Vè mốt áo
-
Làm một bức thư thương ai không biết
Làm một bức thư thương ai không biết
Lòng em thương tiếc dạ nhớ mênh mông -
Kẻ một quan khinh kẻ chín tiền
-
Khôn một người một léo, khéo một người một ý
-
Ăn một đọi cơm, đơm một đọi máu
-
Gần một thước mà bước không tới
-
Em một khuyên anh bớt thảm
-
Có một con công
-
Con một đòi đi đò đầy
Con một đòi đi đò đầy
-
Được một bữa cơm người mất mười bữa cơm nhà
Được một bữa cơm người mất mười bữa cơm nhà
-
Trồng một cây, xây một am
-
Lúa một chục trả một thiên
-
Ăn cơm một bữa một lưng
Ăn cơm một bữa một lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emDị bản
Ăn cơm ba chén lưng lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Nước uống cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền
-
Đũa tre một chiếc khó cầm
Đũa tre một chiếc khó cầm
Thương nhau phải tính, thương thầm khó thươngDị bản
Đũa mun một chiếc khó cầm
Duyên đây không kết, mai mốt tầm khó raĐũa tre một chiếc khó cầm
Nằm đêm nghĩ lại thương thầm bạn xưa
-
Ba đồng một mớ đàn ông
Ba đồng một mớ đàn ông
Mua bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi -
Sá chi một nải chuối xanh
-
Thuyền neo một sợi chỉ mành
-
Trách người một, trách ta mười
Trách người một, trách ta mười
Bởi ta bạc trước cho người tệ sau. -
Bói cho một quẻ trong nhà
Dị bản
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân
Chú thích
-
- Le Mur
- Pháp âm là "lơ-muya," một kiểu áo dài cách tân do họa sĩ Cát Tường (nghệ danh là Le Mur Cát Tường) tung ra vào những năm 1930. Áo Le Mur lấy cảm hứng từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống (gọi là áo "Lê Phổ"), áo Le Mur bớt phổ biến dần.
-
- Bóp phơi
- Cũng đọc trại thành bóp (bót) tơ phơi, từ chữ tiếng Pháp portefeuille, nghĩa là cái ví tiền. Đây cũng là gốc của từ "bóp," được dùng nhiều ở miền Nam.
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Léo
- Ý tứ, mưu chước (từ cũ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Cơ cừu
- Cơ 箕 là cái giần, cái thúng, cừu 裘 là áo cừu (áo làm bằng da hoặc lông thú). "Cơ cừu" (hay "cơ cầu") chỉ nghiệp nhà, việc con cháu học theo và phát triển nghề nghiệp của cha ông.
Chữ trong sách Lễ Kí: Lương dã chi tử tất học vi cừu, lương cung chi tử tất học vi cơ (Con nhà thợ đúc giỏi tất học được cách làm áo da, con nhà thợ làm cung giỏi tất học được cách làm thúng).
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Am
- Chùa, miếu nhỏ để thờ thần linh.
-
- "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
-
- Sá chi
- Kể gì, quý báu gì.
-
- Mủ
- Nhựa cây.
-
- Neo
- Giữ cho ở yên tại vị trí nhất định trên mặt nước bằng vật nặng thả chìm dưới đáy.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên
- Ở các vùng quê Việt Nam ngày xưa, nhân dân ta thường làm chuồng gà trên nóc của chuồng heo.