Chết thì cơm nếp thịt gà
Sống thì xin bát nước cà không cho
Tìm kiếm "gà trống"
-
-
Người khôn như miếng thịt gà
Người khôn như miếng thịt gà
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu
Người dại như củ bồ nâu
Đến khi khốn khó cơ cầu phải ănDị bản
Người khôn ăn miếng thịt gà
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu
Người dại ăn trái bồ nâu
Ăn no phình bầu, chẳng thấy mùi ngon
-
Ngẩn ngơ như chú bán gà
-
Ba thằng đứng tréo cổ gà
-
Thứ nhất Thế Đức gan gà
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con
-
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy, giữ màu nhà quêDị bản
-
Bút sa, gà chết
Bút sa, gà chết
-
Con giữ cha, gà giữ ổ
Con giữ cha, gà giữ ổ
-
Chó cậy nhà, gà cậy vườn
-
Cẳng vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn
-
Dượng chưa qua, bắt gà cho mạ
-
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
-
Rồng rồng theo nạ, quạ theo gà con
-
Chọn nơi sang cả, tía má gả em nhờ
-
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo chuồng gà
Dị bản
Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhàNuôi ong tay áo
Ấp rắn vào ngực
-
Cơm mô no chó, ló mô no gà
-
Đông Loan nói tức cả chó, cả gà
-
Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm
-
Cốc cốc lai rai
Chú thích
-
- Chúc thực
- Một nghi lễ trong phong tục tang ma. Khi linh cữu còn để ở nhà, ban đêm thân nhân túc trực quanh linh cữu làm lễ dâng cơm để tỏ lòng thương tiếc.
-
- Điểm trà
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Điểm trà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần
- Ba loại ấm trà quý làm từ đất chu sa (đất sét đỏ), có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cá lịch
- Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.
-
- Chim gà, cá lệch, cảnh cau
- Chim ngon nhất là gà, cá ngon nhất cá lịch, cảnh đẹp nhất cây cau.
-
- Chó ăn vụng bột
- Chỉ những chứng cứ sờ sờ, rành rành.
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thời
- Ăn, xơi.
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Tía
- Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
-
- Nuôi ong tay áo
- Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đông Loan
- Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
-
- Nội Hoàng
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
-
- Hào mục
- Người có thế lực ở làng xã thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi làng thường có hội đồng hào mục; những người có chức sắc trong làng đều có quyền tham dự.
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...