Tìm kiếm "Đi ngủ"
-
-
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
Dị bản
Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú vú dì
-
Con đẹn con sài, chớ hoài bỏ đi
-
Ré thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi
-
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
-
Có mặt thì cô, vắng mặt thì đĩ
Có mặt thì cô
Vắng mặt thì đĩ -
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
-
Xúi nhau làm phúc, không ai giục nhau đi kiện
Xúi nhau làm phúc, không ai giục nhau đi kiện
-
Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành Tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại
-
Ngày ba bữa ăn khoai, tối theo trai đi nhởi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Có lồn thì giữ, buồi ông Chữ hay đi đêm
Có lồn thì giữ, buồi ông Chữ hay đi đêm
-
Bảo quét sân đánh chết ba gà, bảo đi quét nhà đánh chết ba chó
Bảo quét sân đánh chết ba gà,
Bảo đi quét nhà đánh chết ba chó -
Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi
-
Của rẻ của ôi, của để đầu hồi là của vứt đi
-
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi
Ba tháng biết lẫy,
Bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò biết đi -
Cất cây đòn gánh đi ra
Cất cây đòn gánh đi ra
Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui
Về nhà, con đói ngủ vùi
Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng -
Cô kia đội nón đi đâu
– Cô kia đội nón đi đâu?
– Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôiDị bản
-
Bảy mươi chống gậy ra đi
Bảy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đang thì không chơi
Bảy mươi chống gậy ra ngồi
Xuân ơi xuân có tái hồi được chăng -
Ung dung gậy trúc chống đi
-
Một là em bỏ đi xa
Một là em bỏ đi xa
Hai là em chết, ba là lấy anh
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sẩy
- Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
-
- Đẹn
- Mụt nóng hay mọc trong miệng con nít mới sinh.
-
- Sài
- Ghẻ chốc mọc trên đầu con nít.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Bán thân bất toại
- Bán: nửa, thân: mình, bất: chẳng, toại: thỏa lòng. Chỉ việc nửa thân mình (trên hoặc dưới) không cử động được (vì bệnh tật hoặc tai nạn).
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ải
- Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.
-
- Đầu hồi
- Phần tường ở hai đầu nhà ba gian hay năm gian truyền thống, thường dùng làm nơi để củi hay đồ cũ, hỏng, không dùng đến.
-
- Nội Rối
- Một làng thuộc xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tại đây có truyền thống múa rối nước và hệ thống đền chùa đã có từ lâu đời. Tên Nội Rối được ghép từ tên đầu tiên của làng là Phú Nội và trò múa rối nước. Đọc thêm Tìm hiểu trò Rối nước làng Nội Rối xưa kia.
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Mũ ni
- Mũ có diềm che kín hai mang tai và sau gáy, sư tăng và các cụ già miền Bắc thường hay đội.
-
- Yến lão
- Một buổi tiệc theo tục lệ xưa do chính quyền đặt ra để tiếp đãi các cụ già ngoài 70 tuổi. Tiệc được tổ chức vào ngày xuân, đặt ở đình làng nơi tỉnh lị, đình ấy được gọi là đình Yến lão.