Nón mua đồng mốt, tốt tợ như rồng,
Sao em không đội để má hồng nắng ăn?
Tìm kiếm "mưa phùn"
-
-
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùngDị bản
-
Trời mưa cho ướt lá bầu
Trời mưa cho ướt lá bầu
Vì ai nên phải đi hầu chàng ơi
Nhà vua cho lính về đòi
Đồn rằng chàng trẩy hai mươi tháng này
Tiền gạo em xếp đã dày
Đồ nai, áo nịt, quần, giày, thắt lưng
Đồn rằng chàng trẩy hay đừng
Ở nhà công việc nửa mừng nửa lo … -
Trời mưa ướt lá đài bi
Dị bản
Cái cây đài bi, cái lá đài bi
Mẹ thương con mẹ, thương gì nàng dâu
-
Trời mưa cho ướt lá khoai
-
Trời mưa vần vũ gió đông
-
Trời mưa nhỏ giọt bụi gừng
-
Trời mưa cá lóc lên gò
-
Anh mua cho em cái yếm hoa chanh
-
Trời mưa trời gió
Trời mưa trời gió
Vác đó đi đơm
Trở về ăn cơm
Trở ra mất đó
Kể từ ngày thương đó, đó ơi
Ðó chưa thưa được một lời cho đây ngheDị bản
-
Trời mưa bong bóng phập phồng
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Chẳng thà ăn sắn ăn khoai
Không ở dượng ghẻ om tai láng giềngDị bản
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
– Con đói thì con ăn khoai
Con đừng khóc nữa, điếc tai láng giềng!
-
Rồi mùa toóc rã rơm khô
Dị bản
-
Nước mưa là cưa trời
-
Trời mưa cho ướt lá cau
Trời mưa cho ướt lá cau
Vợ chồng hí hửng rủ nhau đi bừa
Bừa xong thì cũng là vừa
Gieo mạ chuẩn bị cho mùa cấy chiêmDị bản
Trời mưa cho ướt lá cau
Đôi ta be bé rủ nhau đi bừa
Trời mưa cho ướt lá dừa
Đôi ta be bé đi bừa đồng trong
-
Trời mưa cho lúa chín vàng
Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm
Đem thời bát sứ mâm son
Chớ đem mâm gỗ anh hờn không ăn -
Hết mùa áo rách quần hư
-
Trời mưa trời gió
-
Bởi mưa nên đất ướt dầm
Bởi mưa nên đất ướt dầm
Bởi em xa xóm nên lầm lấy anh -
Trời mưa nhỏ giọt đọt gừng
Trời mưa nhỏ giọt đọt gừng
Đôi ta từ nhỏ đã từng thương nhau -
Gió mùa đông trăng lồng lạnh lẽo
Chú thích
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Nạn đói năm Ất Dậu
- Một nạn đói xảy ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 (Giáp Thân) đến tháng 5 năm 1945 (Ất Dậu) làm khoảng từ 400.000 đến hai triệu người dân chết đói. Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương: Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Ngoài ra còn có nguyên nhân tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, bệnh dịch tả...).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Đài bi
- Hay đại bi, còn có tên khác là từ bi xanh, đại ngải, bơ nạt, phặc phả (Tày), co nát (Thái), là loại cây nhỏ, toàn thân và quả có lông mềm và tinh dầu thơm. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Cây đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh ngoài da.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trẫm
- Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
-
- Định chừng
- Liệu chừng.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Yếm hoa chanh
- Yếm may bằng vải lĩnh hoa chanh.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Om
- To tiếng, ồn ào, gây cảm giác khó chịu.
-
- Toóc
- Rạ (phương ngữ miền Trung).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Vó
- Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cá bẹ
- Còn gọi cá cháy, một loại cá thường gặp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng nước biển ven bờ hoặc nước sông đục có dòng chảy mạnh. Cá bẹ có thân hình thon dẹt, đỉnh đầu trơn không có vân, toàn thân phủ vảy to, lưng có màu xanh lá cây. Thịt cá bẹ ngon nhưng có nhiều xương nhỏ và dài.
Ở vùng biển Bắc Bộ cũng có một loài cá bẹ, còn gọi là cá đé, thịt ngon thuộc hàng "tứ quý" (chim, thu, nhụ, đé).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thắt thẻo
- Bồi hồi, khắc khoải, bồn chồn trong lòng (phương ngữ Nam Bộ).