Thương người dãi nắng dầm mưa
Cho em cây dó, em đưa miếng trầu
Trầu này đệm với vôi tàu
Ăn dăm ba miếng kẻo rầu lòng em.
Tìm kiếm "mưa ngâu"
-
-
Ra về nước mắt như mưa
Ra về nước mắt như mưa
Đành duyên, đành phận, mà chưa đành lòng -
Trên trời có đám mây mưa
Trên trời có đám mây mưa
Dưới sông nước chảy đò đưa đi về -
Đi cày mà muốn được mùa
-
Quê tôi có gió bốn mùa
Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Chuông hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi
Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa -
Mọi nơi đi gặt lúa mùa
-
Sông Chu nước gợn bốn mùa
-
Thiếp đà lựa chuối thiếp mua
Thiếp đà lựa chuối thiếp mua
Đèn nhang thiếp cũng lựa chùa thiếp tuDị bản
Thiếp về lựa chuối thiếp mua
Lựa hương thiếp thắp, lựa chùa thiếp tu
-
Biển Đông sóng dợn tư mùa
Biển Đông sóng dợn tư mùa
Ai cho em uống thuốc bùa em mê -
Biển Đông sóng động có mùa
Biển Đông sóng động có mùa
Giàu nghèo có lúc, được thua có hồi -
Nón mới giột nước trời mưa
-
Bình Đông là xứ quê mùa
Dị bản
-
Cha còn là trăng giữa mùa
Cha còn là trăng giữa mùa
Mẹ còn là những trận mưa giữa hè -
Cơ hàn ngày nắng đêm mưa
-
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Của chồng công vợ, bao giờ quên nhau -
Vái trời đừng nắng đừng mưa
-
Vội vàng lấy rổ che mưa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thuyền em bán mấy anh mua cho
-
Rồng trắng lấy nước gạo mùa
-
Thế gian thấy bán thì mua
Thế gian thấy bán thì mua
Biết rằng mặn lạt chát chua thế nào?
Chú thích
-
- Dó
- Loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao từ 8-12m, có hoa màu trắng. Vỏ cây dó (còn gọi là cây dó giấy) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy dó.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- La Sơn
- Tên một xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam hiện nay. Xã La Sơn là một vùng đồng chiêm trũng.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Sông Chu
- Còn có tên là sông Lường, Sủ, Nậm Sam, một con sông chảy qua Nghệ An và Thanh Hóa rồi đổ vào bờ sông Mã ở Ngã Ba Giàng. Ngày nay dòng sông được dẫn vào hồ chứa nước Cửa Đạt để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt cho các các huyện miền xuôi Thanh Hóa, cấp nước cho sông Mã vào mùa khô.
-
- Ống điếu
- Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.
-
- Bình Đông
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bình Đông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Vùa
- Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.
Từ này cũng được phát âm thành dùa.
-
- Trám
- Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.
-
- Cái Đầm
- Tên một con rạch nằm giữa xã Hiệp Xương và một ấp của xã Bình Thạnh Đông, thuộc vùng xa vùng sâu của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.
-
- Rồng lấy nước
- Còn gọi là vòi rồng, là hiện tượng một cột gió xoáy có đầu trên tiếp xúc với một đám mây, trong khi đầu dưới lại quét trên mặt đất. Sức gió rất nhanh và mạnh trong vòi rồng hút các vật từ mặt đất lên, đồng thời ngưng tụ hơi nước trong không khí thành những hạt nước nhỏ li ti, nên nhìn từ xa giống như có con rồng trên mây chúi đầu xuống hút nước. Tùy vào màu sắc của đám mây và ánh sáng, vòi rồng có thể có màu trắng, xám, hay đen.