Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng
Còn duyên đóng cửa kén chồng
Hết duyên như cải gãy ngồng bán rao
Còn duyên bắc bậc làm cao
Hết duyên rơi xuống ngã vào tay anh
Còn duyên kén cá chọn canh
Hết duyên phá giá theo anh ăn mày
Tìm kiếm "duyên nợ"
-
-
Đón ngăn đường tắt, tui hỏi gắt bạn chung tình
-
Ba năm duyên đã mãn rồi
-
Anh thương em thì bước vô bưng kiểng đỡ đài
-
Em còn bé dại thơ ngây
Em còn bé dại thơ ngây
Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên
Cho nên duyên chẳng vừa duyên
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng -
Gai trong bụi ai vót mà nhọn
Gai trong bụi ai vót mà nhọn
Đạo vợ chồng ai chọn mà cân
Trên trời đã định xây vần
Xây cho gấp gấp trong lần năm nay -
Em đà thuận lấy anh chưa
-
Tiếc thay da trắng tóc dài
-
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Gá duyên cha mẹ rằng la
-
Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
Tự em trải chiếu cho em ngồi
Gá duyên không đặng bồi hồi lá gan -
Ai xinh thì mặc ai xinh
-
Dao vàng thì cán phải vàng
Dao vàng thì cán phải vàng
Dao vàng cán bạc, lỡ làng duyên em -
Chim bay về núi bơ vơ
Chim bay về núi bơ vơ
Anh ơi chầm chậm mà chờ duyên em -
Chim bay về tổ có đôi
-
Chờ duyên nên tuổi em cao
-
Còn duyên kén cá chọn canh
-
Trăng lu vì bởi áng mây
-
Có duyên lấy đặng chồng nguồn
Có duyên lấy đặng chồng nguồn
Ngồi trên ngọn gió có buồn cũng vui -
Đôi ta đã trót hẹn hò
Đôi ta đã trót hẹn hò
Đẹp duyên cứ lấy chớ lo bạc tiền
Chú thích
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Điểu
- Con chim (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rừng Nưa
- Rừng thuộc làng Cổ Định, nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Rằng la
- Rầy la.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Duyên số
- Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.