Con cá dưới sông con lội con nhào
Đường chông gai anh đừng có phụ
Chỗ sang giàu em không ham
Tìm kiếm "con chó"
-
-
Xiết bao bú mớm bù trì
-
Đẹp chi cái áo vải bông
-
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
-
Có con mà gả chồng xa
-
Em là con gái có chồng
Em là con gái có chồng
Mồ cha những đứa đem lòng nọ kia -
Vè chữ phu
Chữ phu là dại
Tơ hồng dán lại
Nên điệu vợ chồng
Đụng con gái hung
Lang dâm trắc nết
Mình làm chí chết
Nó duỗi cẳng nó ăn
Sắm áo sắm khăn
Sắm vòng sắm niểng … -
Ai đem con két vô vườn
-
Anh ơi anh ở lại nhà
-
Đó rách mà đó nỏ trôi
-
Ai đi đợi với tôi cùng
-
Cách mấy thu tưởng đà ly biệt
-
Chém cha con đĩ đánh bồng
Dị bản
Chém cha con đĩ đánh bồng
Đã cắm sừng chồng lại còn chửi cha
-
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Phù hộ cho mẹ đĩ nhà tôi
Nó ăn nó chơi
Như con ngựa ngáp
Việc làm thì nhác
Lại hay nỏ mồm
Củ từ khoai môn
Bao nhiêu cũng chứa
Vớt bèo thì ngứa
Xay thóc nhức đầu
Chăn trâu ngã nắng
Chồng giận có mắng
Thì lại hờn cơm
Ra chân đống rơm
Cắn chắt trừ bữa
Nhà có đám giỗ
Luộc gà quăng mề
Thổi cơm thì khê
Rang vừng thì cháy
Con mắt nhấp nháy
Ăn vụng thành thần
Lấy giẻ chùi chân
Lấy rơm lau bát…Dị bản
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Phù hộ cho mẹ đĩ nhà tôi
Nó ăn nó chơi
Nó tươi nó cười
Như con ngựa ngáp
Làm ăn chậm chạp
Có tí nỏ mồm
Đi chợ bao nhiêu khoai lang củ từ cũng chứa
Vớt bèo thì ngứa
Xay lúa nhức đầu
Chăn trâu ngã nắng
Chồng giận chồng mắng
Có tính hờn cơm
Ra chân đống rơm
Cắn chắt trừ bữa
Nay lần mai lữa
Mày giống tính ai?
-
Phềnh phềnh lớn giữa lớn ra
-
Ham vui tôi mới tới đám đông
-
Gái rẫy chồng mười lăm quan quý
-
Chàng ra đi thì em bắt lại
-
Tháng giêng là tiết mưa xuân
-
Anh đã có vợ sau lưng
Anh đã có vợ sau lưng
Có con trước mặt anh đừng chơi hoa
Chơi hoa tan cửa nát nhà
Lìa con bỏ vợ chơi hoa làm gì?
Chú thích
-
- Bù trì
- Chăm lo, nuôi nấng chu đáo hoặc giúp đỡ một cách ân cần (từ cũ).
-
- Lộn chồng
- Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
-
- Ruộng chéo
- Cũng gọi là ruộng xéo, loại ruộng góc, hình tam giác (thay vì hình chữ nhật như bình thường).
-
- Phu
- Chồng (từ Hán Việt).
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lang dâm
- Dâm ô, lăng nhăng, lang chạ bừa bãi.
-
- Trắc nết
- Tính nết hư hỏng, không đứng đắn.
-
- Két
- Còn gọi là vẹt, một loài chim có lông sặc sỡ, đặc biệt có khả năng bắt chước tiếng người nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trộ
- Nước (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thủ tiết
- Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
-
- Con đĩ đánh bồng
- Cũng gọi là múa bồng, một trong những điệu múa cổ nhất của Thăng Long xưa, do đàn ông giả gái biểu diễn. Người múa vừa dùng hai tay đánh vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo vừa phải thể hiện sự lẳng lơ, ve vãn những thanh niên rước kiệu nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Điệu múa này nay vẫn được biểu diễn trong các lễ hội cổ truyền.
Xem một điệu múa bồng trên YouTube.
-
- Ông Cầu bà Quán
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Ông Cầu bà Quán, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Ngã nắng
- Hiện tượng kiệt sức, ra nhiều mồ hôi, thở nhanh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng do ở lâu ngoài nắng.
-
- Hờn cơm
- Hờn dỗi, bỏ bữa ăn. Cũng gọi là dỗi cơm.
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Bắt trâu
- Một lối phạt vạ ngày xưa. Gia đình nào có gái chửa hoang phải nộp trâu cho làng.
-
- La bàn
- Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Phong vũ
- Gió mưa (từ Hán Việt)
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).