Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chị bảy có chồng, anh bảy bơ vơ
Tìm kiếm "con chó"
-
-
Rắc xương cho chó cắn nhau
Rắc xương cho chó cắn nhau
-
Chạy như chó đạp lửa
Chạy như chó đạp lửa
-
Rậm rật như chó tháng bảy
-
Chó không ăn thịt chó
Chó không ăn thịt chó
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chạy rông như chó dái
Chạy rông như chó dái
Dị bản
Chó dái chạy rông
-
Đen như mõm chó
Đen như mõm chó
-
Chó chết hết chuyện
Chó chết hết chuyện
Dị bản
Chó chết hết cắn
-
Chó chê cứt nát
Chó chê cứt nát
-
Gâu gâu gâu
Gâu gâu gâu
Gặp đâu sủa đấy
Hết chạy lại ngồi
Khi chán chê rồi
Thì loanh quanh… thịch. -
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
-
Ác như chó
Ác như chó
-
Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
-
Nhà em có bụi mía mưng
-
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồngDị bản
Chó ỷ thế nhà
Gà ỷ thế vườn
-
Con gà cục tác lá chanh
-
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ,
Dắt trẻ đi chơi.
Đến cửa nhà trời,
Lạy cậu lạy mợ,
Cho cháu về quê,
Cho dê đi học,
Cho cóc ở nhà,
Cho gà bới bếp,
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.Dị bản
Xúc xắc xúc xẻ
Dắt dế đi chơi
Đến ngõ nhà Trời
Lạy Cậu lạy Mợ
Cho chó về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp.
-
Trách lòng con chó sủa dai
Dị bản
Đầu làng con chó sủa dai
Năm canh viếng bậu sủa hoài suốt đêm
-
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
Chú thích
-
- Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
- Chó sợ đất, cọp sợ đá. Theo nhà văn Đoàn Giỏi trong cuốn Những con vật trên rừng dưới biển: Đi trong rừng sợ hổ thì cầm hai hòn đá đánh nhau canh cách, cũng như gặp chó thì ngồi thụp xuống đất, chó sợ nhặt đất đá ném. Hổ nghe đá đánh nhau canh cách không biết tiếng gì sẽ lủi đi.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).