Cổ tay em vừa trắng vừa tròn
Mó vào mát lạnh như hòn tuyết đông
Đôi ta đã xứng vợ chồng
Duyên trời đã định tơ hồng đã xe
Tìm kiếm "cổ tích"
-
-
Có chồng như ngựa có cương
Có chồng như ngựa có cương
Đắng cay cũng chịu, vui thương cũng nhờ -
Tham thanh chuông lạ tham thanh
-
Mai sau đói rách cơ hàn
-
Tại mẹ với cha nên đôi ta lơ láo
-
Vè bán chiếu
Ai mua chiếu hông
Chiếu bông chiếu trắng
Chiếu vắn chiếu dài
Chiếu dệt lầu đài
Cổ đồ bát bửu
Chiếu tây hột lựu
Da lợn bông bao
Chiếu rộng màu cau
Con cờ, mặt võng
Dệt bông chong chóng
Ngũ sắc, bá huê
Đẹp hết chỗ chê
Ngôi sao, tùng lộc
Chiếu trải giường hộc
Chiếu trải giường Tàu
Chiếu trải giường trước
Chiếu trải giường sau
Chiếu nào cũng có đủ
Trong gia chủ ai muốn mua thì mua -
Trần ai gặp cảnh cơ hàn
Dị bản
-
Trên trời có ông sau dâu
-
Hai tay với chẳng tới trời
-
Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen
-
Đàn bà Thượng Nông, đàn ông Cổ Chử
-
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết
-
Hễ mà hoa quả được mùa
-
Hay chi chọc gái có chồng
Hay chi chọc gái có chồng
Cơm chan nước lã mặn nồng vào đâu -
Tốt tóc thì cỏ mần trầu
Dị bản
-
Chốn ước mơ lất lơ mà hỏng
-
Gái một con trông mòn con mắt
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm tụt, váy dù vặn ngangDị bản
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con, con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngoảnh, răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm trụi, váy dù vắt ngang.Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con vú quạt sau lưng,
Gái ba con bạ đâu ngồi đấy.
-
Phượng hoàng ở chốn cheo leo
Phượng hoàng ở chốn cheo leo
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà
Bao giờ gió thuận mưa hòa
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàngDị bản
Phụng hoàng đậu nhánh cheo leo
Sa cơ thất thế phải đeo cánh gà
-
Ở đây sơn thủy hữu tình
Ở đây sơn thủy hữu tình
Có thuyền có bến có mình có ta
Ở đây sơn thủy bao la
Có thuyền có bến có ta có mình -
Nút vàng tra áo cổ y
Chú thích
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cờ tướng
- Một trò chơi cờ rất phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Hai người chơi điều khiển hai nhóm quân (thường có màu xanh-đỏ hoặc trắng-đen), mỗi nhóm có các quân Tướng, Sĩ, Tượng (có nơi gọi là Bồ), Xe, Pháo, Mã, Tốt, đi theo lượt, mỗi quân có cách đi khác nhau. Nếu quân Tướng của bên nào bị "chiếu bí," nghĩa là không còn nước đi, thì bên ấy thua cuộc.
Ngoại trừ cách chơi này, người ta cũng nghĩ ra một số biến thể của cờ tướng như cờ mù, cờ thế, cờ người, chấp...
-
- Cổ đồ bát bửu
- Bức tranh cổ vẽ tám món đồ quý – xem thêm về Bát bửu.
-
- Ngũ sắc, bá huê
- Năm màu, trăm hoa.
-
- Giường hộc
- Loại giường phía dưới có hộc có thể kéo ra vào, để đựng quần áo, đồ đạc.
-
- Giường Tàu
- Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
-
- Gia chủ
- Chủ nhà (từ Hán Việt).
-
- Trần ai
- Chốn bụi bặm, chỉ đời sống thế tục.
-
- Lồng mốt, lồng hai
- Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Nhà trò
- Như ả đào, cô đầu, chỉ người phụ nữ làm nghề hát xướng (gọi là hát ả đào) ở các nhà chứa khách ngày trước. Thú chơi cô đầu thịnh hành nhất vào những năm thuộc Pháp và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Ban đầu cô đầu chỉ chuyên hát, nhưng về sau thì nhiều người kiêm luôn bán dâm.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Cải trời
- Một loại cỏ dại mọc nhiều ven đường và ở các vùng đất hoang hoặc trồng hoa màu. Cải trời có thể dùng làm thức ăn (ăn sống, luộc, xào, nấu canh…) hoặc làm thuốc giúp nhuận tràng, trị bướu cổ.
-
- Giác
- Sừng.
-
- Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen
- Ai cũng có mặt mạnh của mình.
-
- Thượng Nông
- Tên một làng nay là thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ở đây có Cầu ngói chợ Thượng, được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2012.
-
- Cổ Chử
- Một làng nay là thôn Cổ Chử, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Đàn bà Thượng Nông, đàn ông Cổ Chử
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Nói hai nơi này ăn nói khoe khoang dối trá không thể tin được."
-
- Cơ trời đất
- Cơ nghĩa là "máy." Người xưa quan niệm trời đất là một cỗ máy, vì vậy có từ "thiên cơ" nghĩa là máy trời.
-
- Cỏ mần trầu
- Còn có nhiều tên khác như cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo... là một loại cỏ mọc hoang ở nhiều nơi. Cỏ có vị ngọt, hơi đắng, là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều...
-
- Bồ kết
- Một loại cây lâu năm, thân gỗ có gai, cho hạt giống hạt đậu. Mỗi quả bồ kết có từ 30 đến 40 hạt. Quả bồ kết chứa nhiều dầu, do vậy từ xưa nhân dân ta đã biết gội đầu bằng bồ kết để có mái tóc bóng mượt. Ngoài ra, bồ kết còn là một vị thuốc dân gian.
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Lất lơ
- Lơ lửng (cũng nói là lất lơ lất lửng).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Váy dù
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Váy dù, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Quần áo cổ y
- Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).