Tìm kiếm "cúng giỗ"
-
-
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dị bản
Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em.
-
Sang hèn cũng ba tấc đất
Sang hèn cũng ba tấc đất
-
Xấu xa cũng thể chồng ta
Xấu xa cũng thể chồng ta
Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng ngườiDị bản
Ngu si cũng thể chồng ta
Dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người
-
Kinh đô cũng có người rồ
-
Giàu thì cũng chẳng có tham
Giàu thì cũng chẳng có tham
Khó khăn ta liệu ta làm ta ăn. -
Không ngon cũng bánh lá dong
Dị bản
-
Ưa nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng
Ưa nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng
-
Nghề chơi cũng lắm công phu
Nghề chơi cũng lắm công phu
-
Ba cô cùng ở một nhà
-
Anh nguyền cùng em Chợ Giã cho chí cầu Đôi
-
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây
Chẳng khôn cũng chị lâu nay
Chị đái ra váy cũng tày em khônDị bản
-
Vội vàng cũng tới bến giang
-
Không trong cũng nước giữa dòng
Không trong cũng nước giữa dòng
Không tin bạn uống vào lòng mà xem. -
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Nước đâu cũng chảy về nguồn
Thương anh đến nỗi liệt giường xanh xao
Em đau em cũng hết mau
Gần anh bữa trước, bữa sau em hết liền -
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai
-
Thấy em cũng muốn làm quen
-
Đắng cay cũng thể ruột rà
Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưngDị bản
Đắng cay vẫn thể ruột rà
Dù xa xa lắm vẫn là anh em
-
Chính chuyên cũng một anh chồng
-
Bốn con cùng ở một nhà
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Bánh lá dong
- Bánh gói bằng lá dong.
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Long
- Lỏng ra, rời ra.
-
- Nhài
- Mảnh kim loại nhỏ, tròn, như cây đinh, giữ hai đầu chốt quạt giấy.
-
- Chợ Giã
- Còn gọi là chợ Quy Nhơn, một phiên chợ ở tỉnh Bình Định, thuộc làng Chánh Thành (bao gồm phường Hải Cảng, Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo và phường Lê Lợi ngày nay), cùng với chợ Thị Nại (chợ Quy Nhơn ngày nay) là những trung tâm mua bán sầm uất vào bậc nhất của cảng Thị Nại với các sản phẩm như gạo, củi, vôi, ngư cụ dưới thời nhà Nguyễn.
-
- Cầu Đôi
- Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.
-
- Cây Cốc
- Tên một cái đèo ở tỉnh Bình Định.
-
- Gò Bồi
- Tên một vạn (làng chài) thuộc làng Tùng Giản, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nơi sông Côn đổ ra biển. Thị trấn Gò Bồi xưa giữ vị trí khá quan trọng trong giao lưu, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh. Đặc biệt ở đây có nghề làm nước mắm truyền thống từ hai trăm năm trước.
Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
Nên đến già thơ anh còn đậm đà thấm thía.
(Đêm ngủ ở Tuy Phước - Xuân Diệu)
-
- Đồ Bàn
- Tên một thành cổ nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách thành phố Qui Nhơn (tỉnh Bình Định) 27 km về hướng tây bắc. Đây là kinh đô của Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Thành Đồ Bàn còn có tên là Vijaya, thành cổ Chà Bàn, thành Hoàng Đế, hoặc thành Cựu.
-
- Thành Bình Định
- Tên một tòa thành cổ, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1814 với vai trò là thủ phủ trung tâm của vùng đất Quy Nhơn, Bình Định, hiện nay thuộc đường Lê Hồng Phong, phường Bình Định, trung tâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành được sử dụng trong thời gian 132 năm, từ năm 1814 đến năm 1946. Từ năm 1946, do cuộc chiến tranh với Pháp thành đã bị phá hoàn toàn. Hiện nay chỉ còn biểu tượng của ngôi nhà đón khách còn sót lại và cổng thành phía đông (cửa đông) được xây dựng lại, bên trên có tầng lầu. Thành Bình Định được dân gian gọi là thành Tân, đối lại với thành Cựu (thành Đồ Bàn).
-
- Đập Đá
- Một địa danh nay là một phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày xưa đây là vùng sông nước, nhân dân phải đắp đập bổi để canh tác, gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá. Nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng: dệt vải, rèn, đúc đồng, gốm, kim hoàn...
Hiện nay Đập Đá là một địa điểm du lịch có tiếng của Bình Định.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Giang
- Sông lớn (từ Hán Việt).
-
- Chùa Ông Thu Xà
- Một ngôi chùa tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông. Chùa có tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh, được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập. Cho đến nay, mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).