Có trăng em phụ ánh đèn
Có chồng em phụ bạn quen không chào.
Tìm kiếm "ba"
-
-
Chợ đang đông em không toan liệu
Chợ đang đông em không toan liệu
Chợ tan rồi em bán chịu không ai mua -
Cờ bạc nó đã khinh anh
-
Người làm sao, của chiêm bao làm vậy
Người làm sao, của chiêm bao làm vậy
Dị bản
-
Buôn thần bán thánh
Buôn thần bán thánh
-
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Dị bản
Buôn tàu buôn bè không bằng dè miệng
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè lỗ miệng
Buôn thủy buôn vã chẳng đã hà tiện
-
Ăn cho, buôn so
-
Đi đâu mà vội mà vàng
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà bỏ túi bạc mà mang túi chì -
Vốn anh là vốn buôn nồi
Vốn anh là vốn buôn nồi
Trượt chân một cái, lỗ lời anh đi -
Chẳng thà chiếu lẻ giường loi
Chẳng thà chiếu lẻ giường loi
Lấy chồng cờ bạc như voi phá nhà -
Chiều chiều ra đứng bờ sông
-
Trách ai đặng cá quên nơm
-
Chẳng gì tươi tốt bằng vàng
-
Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm
-
Bắp non xao xác trổ cờ
Dị bản
Bắp non xao xác trổ cờ
Thương nhau xin chớ nhởn nhơ cười trừ.
-
Dù ai cho bạc cho tiền
-
Chê thằng bồ hóng
-
Thông ngôn kí lục bạc chục không màng
Dị bản
-
Em về sắm sọt buôn chè
-
Hay làm thì đói, hay nói thì no, hay bò thì sướng, hay bướng thì chết
Hay làm thì đói
Hay nói thì no
Hay bò thì sướng,
Hay bướng thì chết.
Chú thích
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Bào hao
- Hùa theo, bắt chước theo mà không biết đến hậu quả.
-
- Ăn cho, buôn so
- Trong chuyện ăn uống thì có thể dễ dãi, nhưng trong chuyện buôn bán thì phải tính toán hơn thiệt kĩ càng.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Khuê Cầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khuê Cầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đánh quay
- Một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Người chơi dùng một sợi dây quấn quanh con quay, sau đó bổ (lăng, giật) thật nhanh để con quay xoay càng nhiều vòng trước khi đổ càng tốt. Con quay có thể làm bằng gỗ, sừng, chũm cau, hạt nhãn, hạt vải, hạt mít, đất sét...
Ngày xưa vào những ngày lễ Tết thường tổ chức đánh quay, có thể có tranh đua ăn tiền.
Tùy theo địa phương mà trò này có các tên khác là đánh vụ, đánh gụ hoặc đánh cù. Con quay cũng có các tên tương ứng là bông vụ, con gụ hoặc con cù.
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Cố
- Giao tài sản (đồ đạc, ruộng đất...) cho người khác để làm tin.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Nỏ nang
- Đảm đang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Cờ
- Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...
-
- Chinh
- Tiền chinh. "Cho bạc cho chinh" ý nói cho tiền bạc.
-
- Bồ hóng
- Bụi than đen đóng lại trên vách bếp, nóc bếp, đáy nồi... trong quá trình nấu nướng.
-
- Ghẻ
- Loại bệnh do ký sinh trùng đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Người ta biết bệnh ghẻ từ thế kỷ thứ 16 nhưng mãi đến năm 1934 mới tìm được ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người. Bệnh ghẻ mang tính chất lây truyền và thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, hay thành dịch khi có chiến tranh, đợt di dân, sau hội hè, các trại giam...
-
- Thông ngôn
- Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Màng
- Mơ tưởng, ao ước, thèm muốn (từ cổ).
-
- Hèm
- Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.