Văn chương phú lục chẳng hay,
Trở về làng cũ học cày cho xong.
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,
Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.
Hết mạ ta lại quẩy thêm,
Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.
Nữa mai lúa chín đầy đồng,
Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.
Tìm kiếm "Sông Truồi"
-
-
Ai đi muôn dặm non sông
-
Thức khuya mới biết đêm dài
Thức khuya mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết dạ ai thế nào -
Anh đi anh nhớ non Côi
-
Hỡi người đứng ở bờ sông
-
Nhìn mương nhìn đập
-
Cách nhau có một con sông
-
Nâu sồng nào quản khen chê
-
Cười cười nói nói ngọt ngào
-
Thuyền còn lên ngược
Thuyền còn lên ngược
Em chẳng thương được anh đâu
Chờ cho xuôi nước đã kém màu xuân xanh
Em ơi! Lắm thác nhiều ghềnh
Một mà mẹ cha ngăn trở, hai nữa lênh đênh khôn vời! -
Ở sao cho vẹn cho toàn
-
Roi song đánh đoạn thì thôi
-
Ba thằng đứng tréo cổ gà
-
Nói chín thì làm nên mười
-
Sói vào nhà, không mất gà cũng mất vịt
Sói vào nhà, không mất gà cũng mất vịt
-
Có bột mới gột nên hồ
Dị bản
Không bột sao gột nên hồ.
-
Bóc ngắn, cắn dài
Bóc ngắn, cắn dài
-
Lừ đừ như ông từ vào đền
-
Có phúc lấy được vợ già
Có phúc lấy được vợ già
Sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Nó ăn nó bỏ tan tành nó điDị bản
Có duyên lấy được vợ già
Vừa sạch cửa nhà lại ngọt cơm canh
Hoài hơi mà lấy trẻ ranh
Ăn vụng xó bếp ỉa quanh đầu nhà
-
Trai khôn kén vợ chợ đông
Chú thích
-
- Phú lục
- Gọi chung các thể loại văn chương sử dụng trong khoa cử thời xưa. Phú là thể loại giữa thơ và văn xuôi, là một loại văn xuôi sử dụng vần điệu. Lục là một thể loại văn xuôi ghi chép lại các sự việc.
-
- Hay
- Giỏi giang.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- Trổ cờ
- Ra hoa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giao ngôn
- Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
-
- Phụ
- Làm trái với lời hẹn ước, hoặc phản lại công ơn hay lòng tin của ai đó. Từ này cũng được dùng để chỉ hành động đối xử tệ bạc với người đã có quan hệ yêu thương gắn bó.
-
- Vong
- Chết, mất (từ Hán Việt).
-
- Đoạn
- Xong, kết thúc.
-
- Gột
- Quấy cho đặc sánh lại.
-
- Ông từ
- Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.
-
- Ba quân
- Người xưa chia quân đội thành ba cánh quân: tả quân (bên trái), trung quân (chính giữa) và hữu quân (bên phải), hoặc thượng quân (phía trên), trung quân, hạ quân (phía dưới), hoặc tiền quân (phía trước), trung quân, hậu quân (phía sau). Ba quân vì vậy chỉ quân đội nói chung, và chốn ba quân chỉ nơi chiến trường.