Tìm kiếm "Giờ Tý"
-
-
Hồi hôm giờ chuyện vãn đà lâu
-
Lạy trời gió thổi lung tung
-
Buồm ra gió lớn, buồm chao
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
-
Bình Lương gió lộng về chiều
-
Hồi hôm giờ hò hố binh linh
-
Tham buổi giỗ, lỗ buổi cày
Tham buổi giỗ
Lỗ buổi càyDị bản
Ăn bữa giỗ
Lỗ bữa cày
-
Cây cao gió vật gió vờ
Cây cao gió vật gió vờ
Chẳng bằng cây thấp gió đưa dịu dàng -
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Ra đồng gió mát thảnh thơi
Thương người nằm võng nắng nôi ở nhà -
Đời bây giờ võ nghệ huyên thuyên
-
Trời giông gió thổi, cỏ nổi vào bờ
Trời giông gió thổi, cỏ nổi vào bờ
Dầu ai có nói, tôi cũng thờ mình anh thôiDị bản
Trời giông cỏ nổi gió thổi tạt vô bờ
Dẫu mưa dầm gió bấc em cũng chờ mình anh.
-
Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ
-
Đèn Cần Giờ đêm đêm sáng tỏ
-
Hiu hiu gió thổi ra khơi
-
Đêm thanh gió mát
-
Hiu hiu gió thổi bờ đê
-
Mười hai giờ kiểng đổ nhà thờ
-
Hai tay giở cánh cửa đình
-
Dương Đông gió lạnh trong dang dở
Chú thích
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Rị kì
- Dị kì, lạ kì (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Chao
- Nghiêng qua lắc lại, đứng không vững.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Bình Lương
- Tên một ấp nay thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên dòng sông Cổ Chiên.
-
- Tân Tạo
- Một con sông chảy ngang qua huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Vĩnh Long
- Chợ trung tâm tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thuộc hàng lớn nhất các tỉnh miền Tây, từ xưa đã có tiếng là tấp nập. Hiện nay chợ Vĩnh Long là đầu mối nhiều mặt hàng nông sản, nhất là trái cây.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Tuy Hòa
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Tại đây có nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.
-
- Lương Văn Chánh
- Tên một võ quan của chúa Nguyễn thời Lê trung hưng, có công lớn với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên. Nhân dân tôn ông làm Thành hoàng và hằng năm tổ chức cúng tế, chăm lo giữ gìn, tôn tạo khu mộ và đền thờ ông.
-
- Hời
- Biến âm từ chữ H'roi hay Hờ Roi, cách người Kinh trước đây gọi một bộ lạc người Chăm sinh sống trên vùng rừng núi phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, sau mở rộng ra chỉ dân tộc Chăm. Do người H'roi đã nhiều lần tiến công vào các làng xã người Kinh cướp bóc lương thực, nên tên gọi Hời mang ý nghĩa khinh miệt.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.
-
- Cần Giờ
- Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.
-
- Hải đăng Cần Giờ
- Còn được người dân địa phương gọi là hải đăng Bóng Trắng, cách bờ biển Vũng Tàu chừng 13km. Ngọn hải đăng này được người Pháp xây dựng nhằm giúp tàu bè tránh khỏi các bãi cạn mà đi vào sông Sài Gòn dễ dàng. Tới đầu những năm 1990 ngọn đèn biển này bị phá bỏ, đến năm 2005 thì được xây lại bằng bêtông cốt thép vững chắc. Ngọn đèn biển đã được nhà văn Bình Nguyên Lộc chọn làm khung cảnh cho truyện ngắn Đèn Cần Giờ.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Bán lộ trình
- Được nửa đường.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Kẻng
- Cũng gọi là kiểng, một dụng cụ bằng kim loại được treo để đánh báo hiệu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Dương Đông
- Tên thị trấn huyện lị của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.