Tai bay vạ gió
Tìm kiếm "Giờ Tý"
-
-
Thôi đừng cười gió cợt trăng
-
Những là thương gió nhớ mây
-
Ai lên đón gió hỏi mây,
– Ai lên đón gió hỏi mây,
Có khuôn đúc trẻ cho đây mượn cùng?
– Anh kia ăn nói lạ lùng,
Khuôn ai nấy đúc, mượn cùng ai cho. -
Mở lời chào gió, chào trăng
– Mở lời chào gió, chào trăng
Chào quanh Núi Chúa, chào băng Sông Trà
Mở lời chào chị em ta
Bên hữu đàn bà bên tả đàn ông
Mở lời chào gái nữ công
Chào trai tiết hạnh giữa đám đông hội này
– Khoan khoan bớ bạn khoan chào
Lại đây ta hỏi người nào biết ta
Từ khi cha mẹ sinh ra
Tự lớn chí nhỏ, bạn ta mấy lần
Xưng rằng bạn cựu bạn tân
Lại đây ta hỏi mới giao lân kết nguyền -
Người ta lái gió bạt mây
Người ta lái gió bạt mây
Anh thì lái bát cơm đầy vào hang -
Thái Bình Dương gió thổi
-
Chồng có phép giơ bụng ra ngoài
-
Diều lên có gió mới lên
Diều lên có gió mới lên
Anh lo em liệu mới nên cửa nhà -
Hồi nào mưa gió bão bùng
Hồi nào mưa gió bão bùng
Có manh chiếu rách nằm cùng với em
Bây giờ có chả có nem
Có chút tương ớt lại thèm thịt quay -
Rộng đồng thì gió thổi luôn
Rộng đồng thì gió thổi luôn
Khi vui thế nọ, khi buồn thế kia -
Đèn treo trước gió, khi tỏ khi lu
-
Dẫu mà đan giỏ thả sông
Dẫu mà đan giỏ thả sông
Trôi lên trôi xuống, em cũng không bỏ chàng
Dẫu mà tội bắt lên quan
Tội em em chịu, tội chàng em xin -
Phận người nát giỏ còn tre
-
Một ngày ăn giỗ, ba ngày hút nước
Một ngày ăn giỗ
Ba ngày hút nước -
Chẳng qua là gió đưa duyên
Chẳng qua là gió đưa duyên
Nào ai cướp giựt vợ hiền của ai -
Nửa đời sương gió ngang tàng
-
Lầu tây ngọn gió tứ phương
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thuận buồm xuôi gió chén chú chén anh
Thuận buồm xuôi gió chén chú chén anh,
Lên thác xuống ghềnh cặc anh dái chú -
Xin đừng tham gió bỏ mây
Chú thích
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ba đông
- Ba mùa đông, tức ba năm.
-
- Bà Nà - Núi Chúa
- Một dãy núi nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là dãy núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao (1.487m so với mặt nước biển). Hiện nay Bà Nà - Núi Chúa là điểm đến du lịch nổi tiếng của cả miền Trung.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Giao lân
- Đi lại (giao) với hàng xóm láng giềng (lân).
-
- Khác thể
- Chẳng khác nào, giống như.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nhánh nè
- Tấm rào của nhà nghèo, thường làm bằng tre, gỗ. Mỗi khi đi vắng, chủ nhà lấy nhánh nè rấp cửa ngõ lại. Còn gọi cửa nè.
-
- Lụy
- Chịu khốn khổ lây vì việc của người khác.
-
- Lầu tây
- Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
-
- Khăng khắng
- Như khăng khăng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.