Tìm kiếm "Giờ Tý"
-
-
Bao giờ cho hết tháng ba
-
Bốn giờ cắp nón đi ra
Bốn giờ cắp nón đi ra,
Mặt chó không biết, mặt gà cũng không -
Bao giờ Nhân Lý có đình
-
Bao giờ sông Vị cạn khô
-
Bao giờ biển nổi cát vàng
-
Bao giờ Phạm Pháo có đình
-
Bây giờ đã chín mười giờ
-
Bao giờ mống Mắt mống Mê
-
Bao giờ Đại Huệ mang tơi
-
Bao giờ rặc nước sông Bùng
-
Bao giờ Kẻ Mui có đình
-
Bây giờ anh bắt tay nàng
-
Bao giờ nước ráo làm mây
-
Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh
-
Đêm hè gió mát trăng thanh
-
Ào ào gió thổi về đông
-
Hiu hiu gió thổi đầu non
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy người uống rượu là con Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi
Tưởng rằng con uống con chơi
Ai dè con uống con rơi xuống sình!Dị bản
-
Se se gió mát trăng lu
-
Ðêm hè gió mát, trăng thanh
Chú thích
-
- Mỹ Hòa
- Một địa danh nay thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có rất nhiều cát. Có người nói cát ở đây là cát thần, cứ lấy đi là tự sản sinh ra lại.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- La Hà
- Một làng nay thuộc xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trước đây nổi tiếng về truyền thống khoa bảng.
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Tương truyền đây là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự ra đời của Kỳ Đồng. Các địa danh trong bài đều ở Thái Bình, quê của Kỳ Đồng.
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Sơn Nam
- Một trong Thăng Long tứ trấn (bốn vùng đất bao quanh Hà Nội) ngày trước: Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Đông, Kinh Bắc. Trấn Sơn Nam gồm 11 phủ (42 huyện). Đến thời Tây Sơn, trấn được chia thành Sơn Nam Hạ (nay thuộc Nam Định, Thái Bình, và một phần Ninh Bình) và Sơn Nam Thượng (nay là Hưng Yên, Hà Nam, và một phần Hà Tây).
-
- Phạm Pháo
- Địa danh nay thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Phương Đê
- Một xã thuộc tổng Quần Anh (sau đổi thành Quần Phương), nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mắt, Mê
- Hai hòn đảo nhỏ thuộc các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, tỉnh nghệ An.
-
- Đại Huệ
- Tên dân gian là rú (núi) Nậy, dãy núi nằm ở phía Bắc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-
- Hùng Sơn
- Tên dân gian là rú (núi) Đụn, dãy núi cao 300m nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Trên núi có thành cổ Vạn An, đền thờ và khu mộ Mai Hắc Đế, di tích động Lỗ Ngồi…
-
- Rặc
- (Nước) Cạn, kiệt.
-
- Sông Bùng
- Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Trúc
- Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kẻ Mui
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có giáo xứ Kẻ Mui, một giáo phận đạo Thiên Chúa rất phát triển.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Tình Di
- Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nhị tì
- Bãi tha ma, nơi chôn cất người chết. "Nhị tì" chính là chữ "nghĩa địa" đọc theo âm Quảng Đông.
-
- Lưa
- Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.