Ai ơi chớ phụ đèn chai
Thắp trong Cần Chánh ra ngoài Ngọ Môn
Tìm kiếm "đèn cơm"
-
-
Khi ăn chẳng nhớ đến tai
Dị bản
Ăn thì chẳng nhớ tới ai,
Đến khi phải bỏng cứ tai mà sờ.
-
Đêm trăng thắp ngọn đèn lồng
-
Ai bưng bầu rượu đến đó
-
Của Bụt mất một đền mười
-
Vui chùa thì sãi đến chơi
-
Ruột dài từ mũi đến chân
-
Của ngon chẳng còn đến trưa
-
Đêm khuya chong ngọn đèn tàn
Đêm khuya chong ngọn đèn tàn
Tiếc công lận đận với nàng bấy lâu -
Từ năm Bính Tý đến giờ
Từ năm Bính Tý đến giờ,
Đồng điền bạch lạng bỏ đi thế này
Dân ta đói khổ lắm thay,
Công sưu công ích kẹp ba ngày chưa tha
Đời ông cho chí đời cha,
Đời nào khổ cực cho qua đời mình
Thuế điền rồi lại thuế đinh,
Thuế thuốc, thuế rượu, sát sinh, thuế đò.
Năm ngày “công ích” phải lo,
Chạy vạy không được bán bò mất thôi!
Bán đi đặng nộp cho rồi,
Miễn sao thoát khỏi tanh hôi ngục hình. -
Phải bỏng mới mó đến tai
Phải bỏng mới mó đến tai
Thông minh chủ nghĩa coi ai ra gì -
Của Bụt ăn một đền mười
Của Bụt ăn một đền mười
Của Đức Chúa Trời ăn mười đền một trămDị bản
Của Bụt mất một đền mười
Của Đức Chúa Trời mất mười đền một
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nứng cặc thì vặc đến nhà
Nứng cặc thì vặc đến nhà
Lồn còn đau mắt không ra đến ngoài -
Biết có sống đặng đến mai mà để củ khoai đến mốt
Biết có sống đặng đến mai mà để củ khoai đến mốt
Dị bản
Ai biết có sống đến mai mà để củ khoai đến mốt
-
Thương dân dân lập đền thờ
Thương dân, dân lập đền thờ,
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh đỏ liếm đít chị đen
-
Vô duyên xấu số đã đen
-
Cờ bạc canh đỏ canh đen
Cờ bạc canh đỏ canh đen
Nào ai có dại đem tiền vứt đi. -
Có trăng em phụ ánh đèn
Có trăng em phụ ánh đèn
Có chồng em phụ bạn quen không chào. -
Ân cha nghĩa mẹ chưa đền
Dị bản
Công cha nghĩa mẹ ai đền
Mà em ông áo ôm mền theo anh?
Chú thích
-
- Đèn chai
- Chai là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước nhân dân ta dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
-
- Điện Cần Chánh
- Được xây dựng vào năm 1804, thuộc khu vực Tử Cấm Thành trong hoàng thành Huế, nơi các vua Nguyễn thiết triều, tiếp đón các sứ bộ và tổ chức yến tiệc. Năm 1947, điện bị phá hủy hoàn toàn trong chiến lược "Tiêu thổ kháng chiến" của Việt Minh. Hiện đang có kế hoạch phục nguyên ngôi điện này.
-
- Ngọ Môn
- Tên cổng chính phía nam (hướng ngọ theo địa lí phong thủy phương Đông) của Hoàng thành Huế, cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng dưới triều Nguyễn.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Đồng điền bạch lạng
- Đồng ruộng trắng trơn, mất mùa.
-
- Thuế điền thổ
- Gọi tắt là thuế điền, cũng gọi là thuế ruộng đất, loại thế mà người có ruộng phải đóng.
-
- Thuế thân
- Cũng gọi là thuế đinh hay sưu, một loại đóng theo đầu người dưới chế độ phong kiến hoặc quân chủ. Trong lịch sử nước ta, thuế thân có từ thời nhà Lý, kéo dài đến hết thời thuộc Pháp.
-
- Năm ngày công ích
- Một chính sách do thực dân Pháp lập nên ở Trung Kỳ, theo đó mỗi công dân đến tuổi phải làm thêm năm ngày lao động công ích.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thợ kèn
- Người làm nghề thổi kèn cho các đám ma ngày xưa. Trước đây, nghề thợ kèn bị khinh rẻ, cho là mạt hạng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).