Tìm kiếm "chùa Dâu"
-
-
Chứa thổ, đổ hồ
Dị bản
Gá thổ, đổ hồ
-
Canh chua điên điển cá linh
-
Cá thiều mà nấu măng chua
-
Măng chua nấu cá ngạnh nguồn
-
Đánh ghen gái góa, cắm nêu ruộng chùa
-
Em như quả khế trong chùa
-
Chiếu bông mà trải góc đền
Chiếu bông mà trải góc đền
Muốn vô làm bé, biết bền hay không -
Đôi ta như tượng mới tô
-
Dù cho cha đón ngả đình
Dù cho cha đón ngả đình
Mẹ ngăn ngả chợ, đôi mình cũng thương -
Đi lương khoán ước nặng nề
-
Lá đa rụng xuống sân đình
Lá đa rụng xuống sân đình
Lơ thơ có kẻ thất tình mà hư -
Xay lúa xay lúa
Xay lúa, xay lúa
Tôi theo đạo Chúa
Tôi chẳng biết xay
Đánh tôi ba chày
Nằm ngay cán cuốc -
Ba quân có mắt như mờ
-
Anh đi anh nhớ quê nhà
-
Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
-
Già đời còn mang tơi chữa cháy
-
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Buồn về một nỗi tháng Giêng
Con chim, cái cú nằm nghiêng thở dài
Buồn về một nỗi tháng Hai
Ðêm ngắn, ngày dài thua thiệt người ta
Buồn về một nỗi tháng Ba
Mưa rầu, nắng lửa người ta lừ đừ
Buồn về một nỗi tháng Tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn về một nỗi tháng Năm
Chửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêu.
Bước sang tháng Sáu lại đều
Thiên hạ cày cấy râm riu ngoài đồng. -
Thế gian chẳng biết thì nhầm
Thế gian chẳng biết thì nhầm
Trời sấm ầm ầm là trời chửa mưa -
Thương thay thân phận con rùa
Chú thích
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Chửa con so, làm cho láng giềng
- Quan niệm cho rằng khi mang thai đứa con đầu lòng thì người phụ nữ nên lao động nhiều để sau này dễ sinh.
-
- Chứa thổ, đổ hồ
- Kiếm ăn bằng những nghề không lương thiện (chứa thổ: chứa gái điếm, đổ hồ: chủ sòng bạc).
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Cá thiều
- Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.
-
- Cắm nêu ruộng
- Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Tô tượng
- Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.
-
- Khóa ước
- Thuế khóa nói chung.
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Nhà chung
- Nơi ở của các giáo sĩ Thiên chúa giáo.
-
- Ba quân
- Người xưa chia quân đội thành ba cánh quân: tả quân (bên trái), trung quân (chính giữa) và hữu quân (bên phải), hoặc thượng quân (phía trên), trung quân, hạ quân (phía dưới), hoặc tiền quân (phía trước), trung quân, hậu quân (phía sau). Ba quân vì vậy chỉ quân đội nói chung, và chốn ba quân chỉ nơi chiến trường.
-
- Huy Quận
- Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, một nhân vật lịch sử thời Lê-Trịnh. Ông nguyên tên là Phúc Bảo, được Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc nhận làm con nuôi, đổi tên thành Hoàng Đăng Bảo, sau đổi thành Hoàng Tố Lý, và cuối cùng lại đổi thành Hoàng Đình Bảo. Ông đỗ Hương Cống (Cử nhân), rồi đỗ tiếp Tạo sỹ (Tiến sỹ võ), được phong tới tước Quận công nên thường được gọi là Quận Huy, được chúa Trịnh Doanh gả con gái cho nên càng chiếm vị trí đáng nể trong triều, về sau có nhiều công lao, càng lúc tiếng tăm càng lừng lẫy.
Khi xảy ra sự việc tranh chấp ngôi thế tử giữa hai con trai Trịnh Sâm là Trịnh Tông và Trịnh Cán, Quận Huy ngả theo phe Tuyên phi Đặng Thị Huệ là mẹ Trịnh Cán - lúc đó còn rất nhỏ. Sau vụ án năm Canh Tý (1780), Trịnh Tông bị kết án làm loạn, ngôi thế tử thuộc về Trịnh Cán. Năm 1782, Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán lên ngôi lúc mới 5 tuổi. Lính kiêu binh ủng hộ Trịnh Tông cùng nhau âm mưu đảo chính lật đổ Trịnh Cán, phế truất Đặng Thị Huệ và giết chết Quận Huy.
-
- Chính cung
- Cung ở chính giữa, là nơi hoàng hậu ở. Cũng thường dùng để gọi hoàng hậu.
-
- Kênh Vĩnh Tế
- Một con kênh đào nằm song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Kênh được vua Gia Long cho bắt đầu đào với tháng 9 âm lịch năm 1819 đến tháng 5 âm lịch năm 1824 mới xong, qua hai lần tạm ngừng rồi tiếp tục đào. Đại Nam nhất thống chí chép: Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân mua bán đều được tiện lợi vô cùng.
-
- Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
- Tên ngôi miếu tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, thờ bà Chúa Xứ, được xây dựng từ 200 năm trước. Hằng năm tại đây tổ chức lễ Vía Bà từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch với các lễ tắm Bà, thỉnh sắc, túc yết, xây chầu... kết hợp với các tục xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà... Miếu và lễ vía Bà đóng vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần - tín ngưỡng của người dân nơi đây.
-
- Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
- Dùng tiền để buôn bán làm ăn (tiền ra cửa) thì mới sinh thêm lời (tiền đẻ).
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Già đời còn mang tơi chữa cháy
- Tơi làm bằng lá cây hoặc rơm rạ, rất dễ cháy. Mang tơi mà chữa cháy là việc làm vụng dại.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).