Ra về chín nhớ mười thương
Bước chân lên ngựa cầm cương dùng dằng
Tìm kiếm "Tam Giang"
-
-
Chim quyên hút mật bông quỳ
Dị bản
Chim quyên hút mật bông quỳ
Ba năm đợi được huống gì một năm
-
Rượu tăm thịt chó nướng vàng
-
Linh đinh nửa nước nửa dầu
-
Đạo cang thường không phải như cá tôm
-
Căn duyên dù đã lỡ rồi
Căn duyên dù đã lỡ rồi
Lòng đây thương đó biết đời nào nguôi -
Bụi dâu khum cây chùm gởi đóng
-
Dang tay khoát bạn: khoan thương
Dang tay khoát bạn: khoan thương!
Ta không phải nghĩa cang thường với bạn đâu -
Anh ơi giữ đạo tam cang
Anh ơi giữ đạo tam cang
Dù sanh dù tử cũng giữ cho toàn trước sau
Anh ơi đừng có ham giàu
Tỉ như con chim kêu núi Bắc, con cá sầu biển Đông
Có duyên thì vợ thì chồng
Không duyên ở vậy lập vườn hồng trồng hoa
Hỡi người bạn cũ gần xa
Ham nơi phú quý bỏ nghĩa ta sao đành -
Trăng tà tà như hoa phải lứa
Trăng tà tà như hoa phải lứa
Duyên ba sinh hương lửa mơ màng
Cho phần gần gũi tấc gan
Gạ niềm thương nhớ để cho nàng tỏ hay -
Có đèn thì lại phụ trăng
-
Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
-
Cũng nhờ đôi bác đôi bên
Cũng nhờ đôi bác đôi bên,
Mỗi người mỗi tiếng, mới nên can thường -
Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
Dị bản
Nhất bạch, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
-
Nhớ chi như cháo vạt giường
-
Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương
-
Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá
-
Ùm ùm tát nước gàu giai
-
Khó nghèo một vợ một chồng
-
Mấy ai ở đặng hảo tâm
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Quỳ
- Một loại sen, cũng gọi là sen quỳ. Nhìn theo vẻ ngoài thì sen và quỳ rất giống nhau, nhưng hoa quỳ có màu đậm hơn. Lá và gai quỳ có độc tính hơn sen, gây ngứa ngáy. Búp sen cũng có dạng bầu chứ không nhọn như búp quỳ.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Võng dù
- Ngày xưa những nhà giàu sang quyền quý mới được đi võng dù. "Võng dù" cũng dùng để chỉ cảnh vinh sang phú quý.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- The
- Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
- Bốn viên cai trị người Pháp có tiếng là tàn bạo thời Pháp thuộc: Darles, Erker, de Lambert, Bride.
-
- Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
- Kinh nghiệm dân gian về cách chọn chó tốt dựa vào màu lông.
-
- Cháo vạt giường
- Loại cháo đặc sản của tỉnh Quảng Trị, nấu bằng sợi bột gạo thái thành thẻ nhỏ như vạt giường (vì vậy thành tên) và cá tràu. Gọi là cháo nhưng món ăn này không sền sệt mà lõng bõng sợi vạt giường và nước dùng. Cháo có vị ngọt thơm của cá, bùi ngậy của hành phi xen lẫn vị ngọt của bột, cay của ớt.
-
- Nén
- Còn gọi là hành tăm, một loại cây thuộc họ hành tỏi, thân nhỏ, mọc thành bụi, củ màu trắng có vỏ bao bọc. Lá và củ nén có tác dụng giải cảm tốt.
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thanh Khiết
- Tên một làng nay thuộc xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Sung Tích
- Tên một làng nay thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Câu ca dao này có sự chơi chữ. Dân Thanh Khiết ngày xưa thường làm nghề trồng các loại rau cải và làm giá (mầm đậu). Dân Sung Tích xưa làm nghề trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa. "Cải giá" vừa có nghĩa là cây cải, rau giá, vừa có nghĩa là "lấy chồng lần nữa." "Kén dâu" vừa có nghĩa là kén tằm, cây dâu tằm, vừa có nghĩa là kén chọn cô dâu.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Se
- Khô.
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Hảo tâm
- Lòng tốt (từ Hán Việt)
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.