Chồng lên tám vợ mười ba
Ngồi rồi nu nống nu na đỡ buồn
Mười tám vợ đã lớn khôn
Nu na nu nống chồng còn mười ba
Mẹ ơi con phải gỡ ra
Chồng con nu nống nu na suốt ngày
Đêm nằm khắc khoải canh chầy…
Tìm kiếm "mười sáu"
-
-
Muốn ăn lúa tháng mười
Muốn ăn lúa tháng mười,
Trông trăng mùng tám tháng tư. -
Còn duyên năm nguyền mười hẹn
Còn duyên năm nguyền mười hẹn
Hết duyên một hẹn cũng không -
Bà già tuổi tám mươi hai
Dị bản
-
Ra về chín nhớ mười thương
Ra về chín nhớ mười thương
Bước chân lên ngựa cầm cương dùng dằng -
Gạo chợ một tiền mười thưng
-
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Không mặt mình, ăn cá cũng héo hon trong lòng -
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Không mặt mình, ăn cá cũng héo hon trong lòng -
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
-
Anh em chín họ mười đời
Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra
Chị em cùng khúc ruột rà
Kẻ giàu người khó, họ xa tám đời -
Một mẹ nuôi chín mười con
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹDị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
-
Ba người bốn lưỡi mười chân
-
Một mẹ nuôi được mười con
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng -
Thấy cô tóc tựa muối tiêu
-
Anh em họ xa mười đời
Anh em họ xa mười đời
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra
Chị em khúc ruột khúc rà
Kẻ giàu người khó, họ xa mười đời -
Một cột mà chín mười kèo
-
Một cột mà chín mười kèo
-
Đành rằng cơm nguội muối vừng
-
Cơm nguội ăn với muối vừng
-
Tiếc thay con gái mười ba
Tiếc thay con gái mười ba
Liều thân mà lấy ông già sao đang
Chú thích
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Hát ghẹo
- Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Rơ
- Ra (phương ngữ).
-
- Thợ thổ
- Thợ đào đất.