Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Anh em như chân với tay
Dị bản
Anh em như chân như tay
Vợ chồng như áo, cởi ngay tức thì
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Anh em như chân như tay
Vợ chồng như áo, cởi ngay tức thì
Anh kia có vợ con rồi
Mà anh còn muốn hoa hồi cầm tay
Hoa hồi vừa đắng vừa gây
Vừa mặn như muối vừa cay như gừng
Anh đã có vợ con rồi
Sao anh còn ước hoa hồi cầm tay
Hoa hồi nửa đắng nửa cay
Nửa ngọt như mía nửa cay như gừng
Đôi ta là nợ là tình
Là duyên là kiếp đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi nàng?
Chim quyên hút mật bông quỳ
Ba năm đợi được huống gì một năm
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời
Muốn cho gần chợ ta chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Hòa Làng ăn cơm rang nói phét
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)
Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...