Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
Tìm kiếm "cống trắng"
-
-
Quạ cắm lông công
Quạ cắm lông công
Dị bản
Quạ đội lốt công
-
Sáo mượn lông công
Dị bản
-
Con công ăn lẫn với gà
-
Miễn cho mở miệng em ừ
-
Tiếc công khổ cực nuôi cu
-
Mưa xuân lác đác vườn đào
Mưa xuân lác đác vườn đào
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa
Ai làm gió táp mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn -
Từ phen ra tới giang tân
-
Công anh đắp đập be bờ
Dị bản
-
Con công nó đỗ cây vông
-
Công anh ngồi giữ buồng tằm
-
Tiếc công anh vun vén cây mè
-
Anh có thương em thì cho em một đồng
-
Bậu chê qua ở biển ăn còng
Dị bản
-
Công anh súc chén lau bình
Công anh súc chén lau bình
Chè ôi mất nhụy, uổng công trình xiết bao! -
Bấy lâu lên ngọn sông Tân
Bấy lâu lên ngọn sông Tân
Muốn tìm cá nước phải lần trời mưa
Tiếc công đắp đập be bờ
Để ai quẩy đó, mang lờ đến đơm -
Tiếc công đan giỏ bỏ cà
-
Con công tố hộ trên rừng
-
Đố anh hát thử một câu
-
Le le, vịt nước, bồng bồng
Le le, vịt nước, bồng bồng
Em đi lấy chồng anh ở lại quêDị bản
Chú thích
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Tróc
- Bắt (từ Hán Việt).
Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Nã
- Dắt dẫn, bắt kẻ có tội (từ Hán Việt).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Đập
- Con đường đắp ngang để chắn nước.
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Buồng tằm
- Buồng để nuôi tằm. Tằm rất dễ chết, nên khi nuôi tằm phải có một phòng riêng, kín gió để đặt các nong tằm trên giá (gọi là cũi tằm).
Tình tôi mở giữa mùa thu
Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm
(Đêm cuối cùng - Nguyễn Bính)
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dớt
- Phát, quất, đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phảng
- Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Mắm tôm
- Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tố hộ
- Tiếng chim công kêu.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Uyên ương
- Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.
Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Rạm
- Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...