Tìm kiếm "cơ hàn"

Chú thích

  1. Chận
    Chăn (trâu, bò) (phương ngữ).
  2. Chanh giấy
    Một loại chanh vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua, thơm, múi xanh nhạt.

    Chanh giấy

    Chanh giấy

  3. Mắm mực
    Một loại mắm làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa. Mắm mực có mùi rất thơm, khi ăn chỉ cần cho ớt, tỏi và vài giọt chanh có thể ăn với cơm vào những ngày mưa rất ngon.

    Mắm mực

    Mắm mực

  4. Rau mũi viết
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rau mũi viết, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  5. Giấm son
    Thứ giấm rất chua nhưng dịu.
  6. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  7. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Choan van
    Choáng váng.
  9. Chân chỉ hạt bột
    Nghĩa gốc là những tua bằng chỉ màu có kết hạt trang trí, thường được đính vào mép các bức thêu. Hiện nay thành ngữ này chỉ những người chất phác, thật thà.
  10. Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
    Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Có ý nói về sự dâu rể ở với hai bên cha mẹ, không nên tỏ sự giận ghét, kẻo mất sự hiếu thảo thuận hòa, nghĩa là có không ưa cũng phải để bụng; về sự con cái ở cùng cha mẹ cũng vậy.
  11. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  12. Chân trời góc biển
    Từ thành ngữ Hán Việt Thiên nhai hải giác, chỉ những nơi xa xôi.
  13. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  14. Bồ hố mại
    Tiếng Triều Châu, có nghĩa là không đẹp, không chịu. (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  15. Nặc Ông Chân
    Còn gọi là Nặc Ông Chăn, Hoàng Chăn, tên vị vua trị vì Chân Lạp từ 1642-1659.
  16. Khế
    Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.

    Lá và hoa khế

    Lá và hoa khế

    Quả khế

    Quả khế

  17. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  19. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  20. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  21. Dầu chanh
    Tinh dầu làm từ vỏ chanh, mùi rất thơm và có nhiều công dụng: khử mùi, diệt khuẩn, làm đẹp...
  22. Rạch Chanh
    Một con rạch bắt nguồn từ sông Hậu, đoạn chảy qua vùng nay là phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Rạch rộng 64m, sâu khoảng 3-4m.
  23. Mòng
    Cũng gọi là mòng mòng hoặc ruồi trâu, loài ruồi lớn chuyên hút máu trâu bò, truyền nhiễm bệnh dịch ở gia súc.

    Ruồi trâu

    Ruồi trâu

  24. Cội
    Gốc cây.
  25. Tấm chấn
    Bức thêu Tứ linh trong phong tục thờ cúng Nam Bộ. Theo truyền thống Nam Bộ, trong việc thờ cúng, nhà có ba gian, mỗi gian đặt một bàn thờ. Trước mỗi bàn thờ có tấm vi môn (hai lá màn buông gần tới đất). Khi làm lễ, màn này được vén ra, buộc vào hai cột hai bên. Trên đầu mỗi tấm vi môn là một tấm chấn.