Tìm kiếm "cơ hàn"

Chú thích

  1. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Gai
    Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.

    Lá gai

    Lá gai

  3. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  5. Khi hát bài chòi, chữ "bòng" bài ca dao này được hát thành "bồng" (con Bát Bồng).
  6. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
  8. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  9. Gương tư mã
    Loại gương soi ngày xưa.
  10. Ngày xưa phụ nữ thường gội đầu với chanh cho đẹp và sạch tóc.
  11. Chíp miệng
    Chép miệng (phương ngữ Trung Bộ).
  12. Chân ướt chân ráo
    Vừa mới đến. Nghĩa đen chỉ người vừa đi thuyền (ngày xưa đi xa chỉ có cách đi thuyền) ở xa mới tới, lên bộ một chân còn ướt, một chân còn ráo.
  13. Đãi bôi
    (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
  14. Ngày trước, những nhà khá giả thường rước thầy đồ về dạy học cho con mình. Thầy đồ được nuôi trong nhà, lo ăn mặc, đối đãi như khách quý.
  15. Chành ngoảnh
    To bự, kì dị (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Choang
    Choảng, đánh nhau.
  17. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Cam sành
    Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.

    Quả cam sành

    Quả cam sành