Tìm kiếm "bể Bắc bể đông"

Chú thích

  1. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  2. Ở một số vùng, chỉ loan truyền hai câu đầu.
  3. Tiểu
    Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
  4. Thân
    Bản thân.
  5. Dưa cần
    Một loại dưa muối (rau củ trộn muối để lên men) làm từ rau cần.
  6. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  7. Đuốc
    Bó nứa hay tre, đầu được quấn giẻ tẩm chất cháy (như dầu, sáp...) để đốt sáng.

    Đốt đuốc

    Đốt đuốc

  8. Hoài
    Uổng phí, mất đi một cách hoàn toàn vô ích do đem dùng vào việc không đáng hoặc không mang lại một kết quả nào cả.
  9. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  10. Ruộng chéo
    Cũng gọi là ruộng xéo, loại ruộng góc, hình tam giác (thay vì hình chữ nhật như bình thường).
  11. Chân tu
    Người tu hành chân chính.
  12. Con so
    Con đầu lòng.
  13. Con rạ
    Con từ đứa thứ hai trở đi, phân biệt với con so.
  14. Có bản chép: hú.
  15. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  16. Ngoắc
    Vẫy (phương ngữ).
  17. Lái
    Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  18. Tôm rằn
    Một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở như bông, là một món ăn quý.

    Tôm rằn

    Tôm rằn

  19. Lúa Nàng Quốc
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lúa Nàng Quốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Có bản chép: dành.
  21. Lúa nhe
    Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
  22. Tôm càng
    Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.

    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh

  23. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  24. Lúa de
    Một giống lúa trước đây được trồng nhiều ở cánh đồng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
  25. An Cựu
    Một làng trước thuộc xã Thủy An, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là phường An Cựu, thành phố Huế.
  26. Đốc
    Nói tắt của từ Đốc học (chức quan coi việc học, hiệu trưởng thời Pháp thuộc), hoặc Đề đốc (chức quan võ chỉ huy quân đội trong một tỉnh thời xưa), hoặc Đốc tờ (doctor - bác sĩ), đều là những hạng người có địa vị, của cải thời xưa.
  27. Đụp
    Vá chồng lên nhiều lớp.