Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Ai nẫu không ngó, chớ anh ngó hoài
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Dị bản
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Ai ai không ngó, cứ anh em nhìn
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Ai ai không ngó, cứ anh em nhìn
Ăn lắm hay no
Cho lắm hay phiền
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Nắng hạn đầy nước
Mưa dầm khô rang
Đám cưới đình làng
Kì yên ngoài chợ
Nhà giầu khất nợ
Nhà nghèo cho vay
Đàn bà đi cày
Đàn ông đi cấy
Ghe nổi thì đẩy
Ghe cạn thì chèo
Nuôi chuột bắt mèo
Nuôi heo lấy trứng
Xu xoa thì cứng
Đá núi thì mềm
Trời nắng về đêm
Ban ngày sao mọc
Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài
Xu xoa ít vốn nhiều lời
Anh về bỏ vợ, cưới người xu xoa
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Mềm nắn, rắn buông
Mất lòng trước, được lòng sau
Vay chín thì phải trả mười
Phòng khi túng lỡ có người cho vay
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Chớ đừng liếc xéo, cũng đừng cười khinh
Thổi sáo phải biết chuyền hơi
Khuyên người phải biết lựa lời mà khuyên
Lời ngọt lọt đến xương
Nói ngọt lọt đến xương
Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đời
Miếng ngon nhớ lâu
Đòn đau nhớ đời
Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.
Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.