Tìm kiếm "mãn tang"
-
-
Muối ba năm muối đang còn mặn
-
Chuột sa chĩnh gạo
Dị bản
Chuột sa hũ nếp
-
Mèo mù vớ phải cá rán
Mèo mù vớ phải cá rán
-
Buồn ngủ gặp chiếu manh
Buồn ngủ gặp chiếu manh
-
Cậy đỏ làm càn
Cậy đỏ làm càn
-
Màn treo phết đất, gió phất màn lên
Màn treo phết đất, gió phất màn lên
Ruột đứt từng đoạn cũng vì em có chồng -
Cầu được ước thấy
Cầu được ước thấy
-
Không cầu mà được, không ước mà nên
Không cầu mà được,
Không ước mà nên -
Chiều chiều ra đứng bờ sông
-
Xẩm vớ được gậy
-
Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
-
Chém to kho mặn
-
Trống treo ai dám đánh thùng
-
Xin ai chớ tính thiệt hơn
-
Anh thương em biết nói mần răng,
-
Chờ chờ đợi đợi mần chi
-
Ra đi mẹ dặn mấy lời
-
Trêu ong, ong đút
-
Đời người được mấy gang tay
Chú thích
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Trà mạn hảo
- Một loại trà xanh ướp nổi tiếng ở Bắc Bộ hồi thế kỉ 19, 20. Trà mạn là tiếng gọi chung các loại trà xanh (lục trà) ở miền ngược, nên còn gọi là trà mạn ngược (đặc biệt ở vùng Hà Giang-Lai Châu-Yên Bái). Trà thường được chọn những búp non, lá trà bánh tẻ rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi đóng bánh, phơi khô, trà được vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ 3–4 năm cho trà phong hóa bớt chất cát hết mùi ngái, có độ xốp mới đem ra dùng.
Mạn Hảo cũng là một địa danh vùng Vân Nam, ngày xưa người ta lên miền ngược Hà Giang hay lên tận Mạn Hảo mua trà về đều gọi chung là trà mạn hay trà mạn hảo.
"... Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ."
(Những chiếc ấm đất - Nguyễn Tuân)
-
- Xẩm
- Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...
"Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.
Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.
-
- Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
- Cho dù có giỏi đến mấy, nếu không có may mắn (thời) thì cũng khó được việc.
-
- Chém to kho mặn
- Nấu nướng đơn giản, vụng về. Cũng chỉ lối sống đơn giản, thô kệch.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mùng
- Màn.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bưa
- Vừa (từ cũ).
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
(Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)
-
- Mạn
- Mượn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đút
- Đốt (phương ngữ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).