Quyết lòng lập miếu chạm rồng
Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng ngày xưa
Tìm kiếm "máu cam"
-
-
Trẻ cậy cha già cậy con
Trẻ cậy cha già cậy con
-
Tu đâu cho bằng tu nhà
-
Mai sau đói rách cơ hàn
-
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
-
Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp ra
-
Mình đưa bâu áo, tôi viết tháu đôi hàng
-
Lưới thưa anh bủa lấy con cá duồng
Dị bản
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Buông lời hỏi bạn: bơi xuồng đi đâu?
– Lưới thưa bủa lấy con cá duồng,
Em đi đòi nợ, chớ bơi xuồng đi đâu!
-
Cách một khúc sông kêu rằng cách thủy
Cách một khúc sông kêu rằng cách thủy
Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa
Gởi thơ thăm hết mọi nhà
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm emDị bản
-
Phụ mẫu em không có con trai
-
Chàng liều mình chàng như con không đẻ
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
-
Hai vai gánh nặng về hai
-
Phụ mẫu tình thâm
-
Phụ mẫu sanh đẻ, phụ mẫu định
Dị bản
-
Nên thì lập kiểng trồng hoa
-
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về,
Kẻo em đây đang còn theo chân thầy mẹ cho trọn bề hiếu trungDị bản
Anh xách bầu rượu tới đó
Thôi anh chịu khó xách về
Giàu nghèo em chẳng dám chê
Để em nuôi từ mẫu cho trọn bề hiếu trungÔng mai ơi
Ông xách bầu rượu tới đó
Ông hãy chịu khó xách về
Tôi còn ở nuôi phụ mẫu cho trọn bề hiếu trung
-
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng Ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng Năm
Sáng ngày đêm lúa ra ngâm
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về … -
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
-
Máu loãng còn hơn nước lã
Máu loãng còn hơn nước lã
Chú thích
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Chân tu
- Người tu hành chân chính.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sún
- Trẻ chưa có răng, cha mẹ thường nhai thức ăn cho mềm rồi mớm vào mồm trẻ. Cũng nói: chim mẹ sún mồi cho con.
-
- Chừng ni
- Chừng này (phương ngữ miền Trung).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Viết tháu
- Hay viết thảo, viết chữ Nôm theo lối thảo thư (một lối viết chữ Hán rất khó đọc) để ghi chép thật nhanh. Về sau hiểu là viết ngoáy, viết nhanh cho kịp.
-
- Cá duồng
- Một loại cá thuộc họ cá chép, mình mềm, có vảy tròn nhỏ phủ toàn thân, đầu không vảy. Có duồng cho thịt ngọt nhưng nhiều xương.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cúc thủy
- Một loại hoa cúc.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đẻ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thờ vọng
- Thờ cúng (ông bà, cha mẹ...) khi sống xa nhà, xa quê.
-
- Lịnh
- Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Cà dái dê
- Còn có tên là cà tím, quả mọng nhiều cùi thịt, chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, được dùng để chế biến thức ăn trong nhiều nền ẩm thực Á, Âu. Tên cà tím và cà dái dê đều không thực chính xác vì có nhiều quả cà tím không mang màu tím, hay không có hình thù như dái dê.
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.