Hồn rằng hồn thác ban ngày
Thương cha nhớ mẹ, hồn rày thác đêm
Hồn rằng hồn thác ban đêm
Thèm cơm thèm cháo, hồn đâm thác ngày
Tìm kiếm "đoan"
-
-
Từ khi gặp mặt giữa đàng
-
Mấy lâu gần nước xa khơi
-
Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
-
Một cây làm chẳng nên non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao -
Nhớ nhau lụy ứa hai hàng
-
Lấy chồng chửa được nửa niên
-
Roi song đánh đoạn thì thôi
-
Mụ Mân độ khoảng bốn hai
-
Bữa rày mồng tám tháng ba
Bữa rày mồng tám tháng ba
Chính thức húy nhật, thật là giỗ anh
Bát cơm, đĩa cá, lưng canh
Nắm rau, hạt muối, xin anh hãy về
Vợ này là vợ chính thê
Phải đời chồng trước thì về ngửi hương
Giỗ này hết khó, hết thương
Hết trông, hết đợi, đoạn trường khúc nôi
Hết buồn rồi lại sang vui
Tiết phu tiết phụ như tôi mấy người?
Nhất tuần mời, nhị tuần mời
Ba năm nay tôi không chửa, sướng đời anh chưa?
Bây giờ tôi được, anh thua
Cho tôi sinh năm đẻ bảy, tôi mua cho ngàn vàng
Vợ chồng đồng tịch, đồng sàng
Đồng sinh đồng tử, giỗ chàng hôm nay
Tại nam quy nam! Tại tây quy tây!
Anh đừng về nữa, nỏ có chi đây mà về! -
Sáng ngày cắp nón đón đò
Sáng ngày cắp nón đón đò
Gặp thầy, gặp mẹ chả cho xuống đò
Lạy thầy, lạy mẹ xin chừa
Từ rày chả dám đò đưa với chàng
Chốn sơn lâm lá cỗi thông vàng
Cây bao nhiêu lá thương chàng bấy nhiêu
Bởi chưng bác mẹ nhiều điều
Cho nên tôi phải đăm chiêu về chàng
Ruột tôi héo, gan tôi vàng
Nào ai có biết đoạn trường này không? -
Vô doan xấu phước, lấy thằng chồng trước khật khùng
-
Nắng lên cho héo lá lan
-
Trước sao đằm thắm muôn phần
-
Rượu cúc sánh với trà lan
-
Anh dứt tình thương, đoạn trường cho thiếp
-
Em ơi đừng khóc chị yêu
Em ơi đừng khóc chị yêu
Nín đi chị kể truyện Kiều em nghe -
Truyện Kiều anh học đã lâu
-
Truyện Kiều anh thuộc làu làu
-
Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng
Chú thích
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Bài ca dao này bắt nguồn từ việc "lên đồng." Để có cơ sở mà tin tưởng rằng hồn lên đồng đúng là hồn của người trong gia đình, gia chủ thường phái thử bằng nhiều câu hỏi riêng tư. Câu "hồn thác ban ngày hay ban đêm?" là một trong số những câu hỏi này. Vì "hồn" trong bài ca dao là lừa đảo, nên trả lời ấm ớ.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giao đoan
- Giao ước, thề hẹn cùng nhau.
-
- Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
- "Trâu đỏ" tức chiếc máy cày (thường được sơn đỏ). Thời lao động hợp tác xã, nhiều kẻ lái máy cày hay vòi vĩnh ăn hối lộ.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Niên
- Năm (từ Hán Việt)
-
- Cơ đoạn
- Có thể hiểu là lúc khó khăn, đói kém.
-
- Đoạn
- Xong, kết thúc.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đoản côn
- Loại gậy ngắn mang theo mình để tự vệ hoặc chiến đấu. Đoản côn thường dài bằng cánh tay của người sử dụng, làm bằng gỗ hoặc tầm vông, tre cứng. Dùng một côn gọi là độc (đơn) côn, dùng hai côn gọi là song côn.
-
- Húy nhật
- Ngày kị, ngày giỗ. Từ Hán Việt húy nghĩa là tên của người chết.
-
- Chính thê
- Vợ chính, vợ cả.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Tiết phu tiết phụ
- Giữ trọn tình nghĩa vợ chồng.
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Đồng sinh đồng tử
- Sống chết có nhau.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đò đưa
- Sang ngang, lấy chồng nhiều lần.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Thông
- Tên loài cây thân gỗ, thẳng và cao, thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), nhựa thơm, quả nón, thường mọc trong các rừng rậm nhiệt đới khắp nước ta. Trong quan niệm Nho giáo, thông cũng tượng trưng cho người quân tử.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Vô doan
- Vô duyên (do cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Đành đoạn
- Dứt tình, dứt dạ, chẳng còn thương tiếc (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
-
- Đểnh đoảng
- Nhạt nhẽo, vô vị (cũng có nghĩa như "đoảng").
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Suông
- Thiếu hẳn nội dung quan trọng, gây nên sự nhạt nhẽo: Nấu canh suông (nấu canh chỉ có rau, không thịt cá), uống rượu suông (uống rượu không có thức nhắm)...
Ðêm suông vô số cái suông xuồng,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông!
(Đêm suông phủ Vĩnh - Tản Đà)
-
- Rượu cúc
- Tên Hán Việt là hoàng hoa tửu, một loại rượu chưng cất từ hoa cúc, được người xưa xem là rượu quý dành cho người biết hưởng thụ.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
(Cảm Tết - Tú Xương)
-
- Trà lan
- Trà ướp hoa lan, một loại trà quý.
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Theo giai thoại dân gian truyền lại thì đây là những câu hát mà Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (còn thường gọi là Đoàn Quý Phi) vào một đêm năm 1615, hồi còn là thôn nữ tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đã cất tiếng hát từ nương dâu bên bờ sông Thu Bồn khi thuyền rồng của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dạo ngang qua, làm rung động trái tim hoàng tử Nguyễn Phúc Lan. Hai năm sau, hai người kết duyên chồng vợ.