Nội trong lục tỉnh Nam Kỳ
Thấy em ăn nói nhu mì anh thương
– Có mặt tui mình nói mình thương
Tui về chốn cũ mình vấn vương nơi nào?
Tìm kiếm "vu oan"
-
-
Tôi chầu bà chúa khoai lang
-
Đi đêm thì sợ đường lầy
-
Đời ông cho tới đời cha
-
Lựa là chợ búa kinh kỳ
-
Bấy lâu nay liễu bắc đào đông
-
Hỡi cô giặt vải bên sông
Hỡi cô giặt vải bên sông
Lòng tôi như nước giữa dòng chảy xuôi
Dặm xa chân bước, nước dời
Tình vương vấn lại với người bên sông
Ngày nào gặp lại mà mong
Cũng như nước chảy giữa dòng mà thôi -
Nước mắt láng lai chùi hoài vẫn ướt
-
Cây cao bóng cả duyên mòn
Cây cao bóng cả duyên mòn
Ước gì tôi được chồng con với người
Có anh như đũa có đôi
Vắng anh em vẫn ngậm ngùi nhớ thương
Khối tơ vương ruột tằm vấn vít
Bởi ông Tơ bà Nguyệt chưa se
Quan tướng nghe hiệu lệnh thì về
Chữ dục đã vậy chữ tùy làm sao
Muốn cho Đông liễu Tây đào
Cảnh sầu bể thảm lẽ nào thiếp sang
Phòng khi lỡ bước theo chàng
Lấy ai chầu chực thánh hoàng quốc gia
Phòng khi thiếp ở lại nhà
Một mình thân thiếp biết là làm sao? -
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Đêm khuya giục bóng trăng tà
Sao mai đã mọc, tiếng gà gọi con
Vằng vặc giãi tấm lòng son
Lại thêm con vượn véo von bên ghềnh
Chém cha cái sắc khuynh thành
Làm cho mắc tiếng phao danh để đời
Trách ai sao khéo vẽ vời
Trách ai khéo đặt những lời bướm ong
Sông sâu nước chảy đôi dòng
Biết đâu mà đọ tấm lòng cho đang -
Rau răm ngắt ngọn còn tươi
-
Tiếng anh ăn học làu thông
– Tiếng anh ăn học làu thông,
Hỏi anh có biết khăn lông mấy đường?
– Em về đếm hết cỏ vườn,
Lại đây anh nói mấy đường khăn lông -
Bác mẹ sinh ra đá mấy hòn
-
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá hoa bỏ vắng em không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay tơ
Em thương nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ ngày mơ trận cười
Bấy lâu nay gần bến, xa vờiDị bản
-
Gặp anh đây, lỡ khóc lỡ cười
Gặp anh đây, lỡ khóc lỡ cười
Năm bảy phần nhớ, chín mười phần thương
Chuỗi sầu ai khéo vấn vương
Gặp nhau một thuở, vấn vương ngàn ngày -
Cá dưới sông con trừng, con lội
-
Rủ nhau ra tắm hồ sen
Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay -
Em không phải người tham đào, phụ liễu
-
Hoa kia tươi tốt rườm rà
-
Nhà em nền đất, cột cau
Nhà em nền đất, cột cau
Tuy nghèo tiền bạc, nhưng giàu tình thương
Cha làm ruộng, mẹ làm vườn
Nghèo mà thanh bạch, mọi đường cũng xong
Em tuy thấp kém mặc lòng
Việc nhà, việc nước, góp công giữ gìn
Chú thích
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Rau ngổ
- Còn gọi là rau om, ngò (mò) om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, là loài cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng, mép lá có răng cưa thưa. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm rau gia vị.
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Thiên lý
- Ngàn dặm (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ khoảng cách xa xôi.
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Kháp
- Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Khuynh thành
- Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Mãn nguyệt khai hoa
- Tròn tháng (thì) hoa nở. Chỉ việc sinh nở.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Trừng
- Nổi lên, dâng lên (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Lương
- Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.