Da trâu đầu rắn
Biết cắn, chẳng kêu.
Tìm kiếm "ba bảy"
-
-
Ba đấm cũng bằng một đạp
-
Mình tròn mặc áo bà ba
-
Nửa đêm giờ Tí canh ba
-
Ở nhà với vợ thì vui
-
Một kẻ ba boa tệ bằng ba kẻ cắp
-
Chồng chết chưa kịp làm tuần
-
Có chồng thì mặc có chồng
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tay em cầm tấm lụa
-
Vắng như chùa Bà Đanh
Vắng như chùa Bà Đanh
-
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Dị bản
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế trống lầu, gác chuông
-
Gặp nhau ở ngã ba Sình
-
Đàn bà yếu chân mềm tay
-
Cồng cộc bắt cá dưới sông
-
Chân yếu tay mềm
Chân yếu tay mềm
-
Bố cháu lâu nay không nhà
Bố cháu lâu nay không nhà
Muốn xuân một tí la cà sang đây -
Áo bà ba cái vắn cái dài
Áo bà ba cái vắn cái dài
Sao anh không bận, bận chi hoài cái áo bành tô
– Bành tô xấu mặt dễ nhìn,
Anh bận cho có túi để đựng cục tình của emDị bản
Bà ba cái ngắn cái dài
Anh mặc chi hoài cái áo bành tô
-
Thấy em bận áo bà ba trắng
Thấy em bận áo bà ba trắng, anh muốn gắn chữ duyên
Rủi may sau lưu lạc, anh tìm em khỏi lầm -
Sông dài, cá lội phủ phê
-
Chiều chiều ra đứng núi Bà
Chú thích
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Ba đấm cũng bằng một đạp
- Sự thiệt hại của hai bên trong tranh chấp là như nhau.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Kiềng
- Vòng trang sức bằng vàng hay bạc, thường được đeo trên cổ hay dưới cổ chân. Ngày xưa, kiềng cổ làm bằng vàng, to bằng ngón tay út, rỗng ruột. Kiềng có chạm khắc hoa văn được gọi là kiềng chạm, kiềng không chạm khắc được gọi là kiềng trơn.
-
- Ấm tích
- Loại ấm thường làm bằng sành hoặc gốm sứ, lớn hơn ấm trà độc ẩm (loại ấm thông dụng trong phòng khách ngày nay, có kích cỡ nhỏ vì nguyên thủy chỉ dành cho một người uống), thường được bỏ vào giỏ ủ đan bằng tre hay mây, bên trong có chằn vải bông giữ nhiệt. Ấm tích thường được dùng hãm chè xanh hoặc trà tươi, có quai cầm bên trên và có khả năng ủ chè nóng lâu.
-
- Muỗm
- Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.
-
- Thấy bà
- Cách nói nhấn mạnh thể hiện ý: nhiều hơn bình thường, rất, lắm (khẩu ngữ).
-
- Thịt thà
- Thịt thực phẩm nói chung
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba hoa
- Tiếng đánh kiệu (một cách đánh bài lá), mỗi thứ ba quân. Nghĩa bóng là nói bâng quơ, có ý khoe khoang, khoác lác.
-
- Lễ tuần
- Một lễ trong phong tục ma chay của người Việt Nam. Lễ được tiến hành bảy ngày sau khi chôn người chết.
-
- Đậu
- Đủ, đúng.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tây tà
- Có ý riêng tư (tây) và không ngay thẳng (tà).
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Gia Hội
- Địa danh nay là một khu phố cổ thuộc thành phố Huế. Tại đây có rất nhiều di tích dinh thất, đền đài từ thời nhà Nguyễn: dinh Ông, đền Chiêu Ứng, phủ Thọ Xuân, phủ Thoại Thái Vương, chùa Quảng Đông...
-
- Diệu Đế
- Tên một ngôi chùa nằm bên bờ sông Đông Ba, nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên cảnh quan rất đẹp, vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 triều đình Huế cho tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự.
-
- Ngã ba Sình
- Ngã ba sông nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ trước khi xuôi về phá Tam Giang đổ ra biển. Đây cũng là nơi sinh tụ của nhiều làng nghề như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên cùng với các hoạt động văn hóa đặc sắc. Video về Ngã ba Sình
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Áo bành tô
- Gốc từ tiếng Pháp paletot, loại áo khoác ngoài may theo kiểu phương Tây, bằng vải dày, tay dài, khuy áo to.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Lựu lê
- Cây lựu và cây lê, hình ảnh ước lệ thường thấy trong văn chương cổ, ở để chỉ người con gái.
-
- Núi Bà Đen
- Một ngọn núi thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ (986m), cũng gọi là núi Một hoặc núi Điện Bà. Chùa và núi Bà Đen là những di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu của Tây Ninh.