Ai ơi chớ vội khoe mình,
Dễ mà bưng kín miệng bình được sao
Tìm kiếm "Bính Tý"
-
-
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên
Mong sao dân tộc bình yên
Đạo lành che chở dân hiền thương yêu
Dù cho đất sập trời xiêu
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương
Khắp nơi đồng ruộng phố phường
Nhớ lời Phật dạy phải thương nhau cùng
Đạo vàng điểm núi tô sông
Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi -
Anh đừng tư lự, thất tình
Anh đừng tư lự, thất tình
Rồi đây trúc cũng hiệp bình với mai
Anh đừng than ngắn thở dài
Nào ai đã nỡ bỏ ai nên phiền
Nói ra về lúc Vân Tiên
Chàng mà xa thiếp, thiếp chịu phiền sáu năm
Sương sa lụy nhỏ đầm đầm
Đặt mình xuống chiếu, bụng nằm chiêm bao
Cũng vì nhơn nghĩa anh trao
Cho nên nước mắt nhỏ trào như mưa -
Trời mưa nước chảy qua đình
-
Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
-
Đời có sinh có tử
Đời có sinh có tử
Có người dữ người hiền
Đố anh trong truyện Vân Tiên
Có ai thọ bịnh theo tiên chầu trời?
Ai bị một gậy bỏ đời?
Ai mà thổ huyết chết nơi gia đàng?
Ai mà vừa tới lâm san
Bị cọp ăn thịt chẳng oan ức gì?
Ai mà ăn ở bất nghì
Giữa đường bị cá nuốt đi?
Ai mà hùng hổ một khi
Kéo quân chật đất, ngựa phi dậy trời
Xưng tài giỏi nhất trần đời
Bị Tiên một nhát đứt lìa đầu đi?
Anh mà phân rõ thị phi
Em đây thí phát vô chùa đi tu … -
Nước nào ngon bằng nước sông Dinh
-
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Tôi đây khách lạ xa đàng
Tôi đây khách lạ xa đàng
Tới đây hát đối biết nàng ở Dùi Chiêng
Mai ngày tôi trở lại Bình Yên
Thương mấy cô ở lại có chiêng mà không dùi
Về nhà lòng những ngậm ngùi
Nghĩ thương thân phận có dùi mà không chiêng
Trăm lạy ông trời cho tôi trở lại chốn đào nguyên
Để có ta, có bạn, có chiêng, có dùi.Dị bản
-
Anh ra đi lính cho làng
Anh ra đi đi lính cho làng
Thượng văn hạ võ làm quan triều đình
Ra đi có tướng có binh
Lên lưng con tuấn mã ra kinh một hồi
Phò vua một dạ trên ngôi
Em tưởng anh có ngãi em ngồi em trông
Hay đâu anh bạc ngãi vong ân
Liệng ra biển Bắc trôi lần biển Đông
Bấy lâu tưởng ngãi vợ chồng
Hay đâu tát nước biển Đông một mình. -
Nhớ khi rộn rịp bến tàu
-
Yến sào Hòn Nội
-
Bây giờ tình lại gặp tình
-
Đất Đồng Môn dệt vải
Đất Đồng Môn dệt vải,
Đất Cổ Đạm vắt nồi,
Bố Chính vắt bình vôi
Đất Xuân Liệu bầy tui
Ra bắt nạm cáy hôi
Về đâm đâm, phơi phơi.
Tay tui múc miệng mời,
Ruốc tui ngon lắm bà ơi,
Ngon bằng năm ruốc họ,
Ngon bằng mười ruốc họDị bản
Đất Đồng Môn dệt vải,
Đất Cổ Đạm vắt nồi,
Còn Thạch Hạ bầy tui
Bắt một nạm cáy hôi
Về đâm đâm phơi phơi
Đem lên chợ tỉnh ngồi
Tay mút miệng thì mời
Ngon ngon lắm người ơi
Ngon bằng năm ruốc bể
Ngọt bằng mười ruốc bểĐất Văn Tràng chạy cá
Đất Trung Hạ đết vôi
Đất Kỳ Thọ bầy tui
Bắt ba nạm cáy hôi
Về đâm đâm phơi phơi
Đưa ra trửa chợ mà ngồi
Ruốc tui ngon lắm mệ ơi
Ngon bằng năm ruốc bể
Ngon bằng mười ruốc bể
-
Cô mơ cô mận cô đào
Cô mơ cô mận cô đào
Trong ba cô ấy ai nào kém ai
Cô mít thì chỉ nói dai
Còn như cô dứa sởn gai cũng kì
Bình boong lại giống hồng bì
Trong lòng những hạt có gì nữa đâu
Quý thay bậc nhất cô cau
Cúng người cúng Phật khấn cầu bình yên
Trước là hai chữ nhân duyên
Nghinh hôn sính lễ được nên vợ chồng
Trung thu mới thấy cô hồng
Cô cam, cô quýt ra lòng đua chơi
Lạ lùng anh mới tới nơi
Hỏi thăm cô nhãn là người ở đâu
Xuân xanh chừng mấy tuổi đầu
Mà xem ăn vận ra mầu gái tơ
Cô táo chính thực lẳng lơ
Ở cao có ý đợi chờ tình nhân … -
Truyện Kiều anh học đã thông
-
Vè chợ
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè cái chợ
Sáng mơi xách rổ
Đi giáp một vòng
Hàng hóa mênh mông
Kêu bằng Chợ Lớn
Thiên hạ phát ớn
Là chợ Bình Đông
Ấm bụng no lòng
Kêu bằng Chợ Gạo
Thiệt là huyên náo
Là chợ Bến Thành
Xúm nhau giựt giành
Là chợ Bến Tranh
Ăn ở hiền lành
Đi chợ Thủ Đức … -
Duyên phải duyên kim cải
-
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
-
Con trâu có một hàm răng
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…Dị bản
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
Chú thích
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Tây Thiên
- Hay Tây Vực, Thiên Trúc, Tây Phương, những tên gọi trong Phật giáo chỉ Ấn Độ, vì nước này nằm ở phía Tây của Trung Quốc.
-
- Điều giá gương
- Xem chú thích Nhiễu điều.
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã thủ tiết chờ đợi Vân Tiên cả thảy sáu năm.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Nhân
- Lòng tốt, lòng yêu thương người.
-
- Thọ bịnh
- Thọ bệnh, bị bệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gia đường
- (Gia: nhà, đường: nhà lớn) nhà cửa ở có thờ phụng ông bà. Cũng dùng để chỉ cha (xuân đường) và mẹ (huyên đường). Người Nam Bộ phát âm thành gia đàng.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Thí phát
- Cắt tóc (phương ngữ).
-
- Sông Dinh
- Một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng, chảy quanh thị xã Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Hiện sông đã bị bồi lấp. Chú ý: phân biệt với một số con sông ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tên là sông Dinh.
-
- Trà Ô Long
- Một loại trà ngon có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tùy vào thành phần và cách chế biến mà trà có nhiều hương vị rất khác nhau.
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùi Chiêng
- Tên một làng nay là thôn Dùi Chiêng, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng nằm dọc ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước mặt là sông, sau lưng là núi, có hình thể giống như cái dùi của cái chiêng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Tương truyền đây là một bài thơ của ông Tú Quỳ, một danh nhân đất Quảng Nam.
-
- Phạm Bá Doãn
- Một người dân sống ở làng Dùi Chiêng vào đầu thế kỉ 20, tương truyền là người nghĩ ra một thứ bẫy để bắt cọp mà người địa phương quen gọi là cái chòi. Các bô lão làng Dùi Chiêng cho biết về hình dáng, chòi không to, ngang gần 1 mét, dài khoảng 5 mét, làm hoàn toàn bằng cây săn, chắc, được chôn sâu xuống đất, phía trên được cột kỹ, chèn đá to, làm sao để một khi cọp đã vào bẫy thì không thể vùng ra nổi. Trong chòi nhốt một con chó, ngăn lại. Cọp nghe tiếng chó sủa, mò đến. Khi nó vừa vào thì bẫy sụp xuống. Người ta chỉ việc dùng giáo nhọn mà đâm cho đến lúc cọp chết mới thôi.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Thăng Bình
- Tên một huyện ven biển ở phía Đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là thị trấn Hà Lam. Thời nhà Nguyễn, Thăng Bình là một phủ thuộc Dinh Quảng Nam. Huyện nổi tiếng với đặc sản khoai lang Trà Đỏa.
-
- Duy Xuyên
- Tên một huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có truyền thống hiếu học. Nơi đây có hai thắng tích nổi tiếng là thánh địa Mỹ Sơn và thành cổ Trà Kiệu.
-
- Bánh đập
- Cũng gọi là bánh dập hay bánh chập tùy theo vùng, một loại bánh phổ biến ở miền Trung. Bánh gồm một miếng bánh ướt ghép với một miếng bánh tráng nướng, xong đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt. Bánh đập có thể ăn riêng với mắm nêm hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng...
-
- Hòa Vang
- Địa danh nay là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng nhờ các địa điểm du lịch sinh thái như Bà Nà - núi Chúa, Suối Mơ...
-
- Điện Bàn
- Tên một thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng các làng nghề truyền thống như đúc đồng, gốm, gỗ mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp, dệt chiếu, mì Quảng Phú Chiêm, bê thui Cầu Mống, khu du lịch Bồ Bồ, tháp Bằng An...
-
- Yến sào
- Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.
-
- Tôm hùm
- Loại tôm biển có hai càng rất lớn. Thịt tôm hùm rất ngon và quý, từ xưa đã được coi là "vua của các loại hải sản."
-
- Bình Ba
- Một hòn đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản tôm hùm, ngày xưa là món tiến vua. Đây cũng là một điểm đến du lịch với những bãi tắm rất đẹp: bãi Chướng, bãi Cây Me, bãi Nhà Cũ, bãi Bồ Đề, bãi Nồm...
-
- Diên Khánh
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản khô nai. Tại đây cũng có thành cổ Diên Khánh, được Nguyễn Ánh cho xây dựng sau khi giành lại vùng đất này từ tay nhà Tây Sơn.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Sò huyết
- Một loại sò, có tên như vậy vì có huyết đỏ. Sò huyết là một loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng, cháo sò huyết... Ngày xưa sò huyết còn dùng để tiến vua.
-
- Thủy Triều
- Một làng ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với món đặc sản sò huyết. Sò huyết ở Thủy Triều được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai.
-
- Châu Thị
- Tức Châu Long. Xem chú thích Lưu Bình - Dương Lễ.
-
- Lưu Bình - Dương Lễ
- Tên một truyện thơ Nôm khuyết danh theo thể lục bát, kể về hai người bạn rất thân. Dương Lễ nhà nghèo nên cố công học hành, trong khi Lưu Bình nhà giàu lại lười biếng ham chơi. Sau Dương Lễ đỗ đạt, ra làm quan, còn Lưu Bình thì nhà cửa khánh kiệt. Khi tìm đến nhà Dương Lễ để nhờ giúp đỡ, Lưu Bình bị bạn bạc đãi, lánh mặt không tiếp, chỉ sai người ở dọn cơm hẩm dưa cà cho ăn. Chàng tủi nhục bỏ về, giữa đường gặp một người con gái tên là Châu Long. Nàng khuyên giải và lo liệu cho chàng ăn học. Sau này Lưu Bình đỗ Trạng nguyên, quay về thì không thấy Châu Long đâu. Khi đến phủ của Dương Lễ để mỉa mai trách móc bạn bạc nghĩa, Lưu Bình mới phát hiện ra Châu Long chính là vợ thứ ba của Dương Lễ, và tất cả là mưu kế của bạn để khích cho mình quyết chí tu tỉnh.
Truyện thơ Lưu Bình - Dương Lễ đã được dựng thành các vở chèo, tuồng và truyện thơ theo thể lục bát qua nhiều thời kỳ, và trở thành biểu tượng về tình bạn khắng khít, tình vợ chồng chung thủy.
-
- Đồng Môn
- Địa danh xưa là một xã thuộc tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà, trấn Nghệ An, nay thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cổ Đạm
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất nổi tiếng về truyền thống lịch sử và văn hoá với “nôi” ca trù Cổ Đạm, nghề làm gốm cổ truyền (nồi đất Cổ Đạm) và nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Đình Hoa Vân Hải, đền Phan Tôn Chu, Đền Nguyễn Xí, Đền Cửa Bà, Chùa Bến, Đền Tống...
-
- Bố Chính
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bố Chính, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bầy tui
- Chúng tôi, bọn tôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Thạch Hạ
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Văn Tràng
- Mộ làng thuộc xóm Bắc Hải xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chạy cá
- Buôn bán cá.
-
- Trung Hạ
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
-
- Đết
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đết, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kỳ Thọ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mệ
- Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Hồng bì
- Cũng gọi là quất bì, quất hồng bì hoặc hoàng bì, một loại cây được trồng nhiều ở miền Bắc. Quả hồng bì khi chín có vị chua, mùi thơm, có thể để ăn tươi, làm mứt, cất rượu hoặc làm thuốc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Sính lễ
- Lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Chữ Nho
- Một cách gọi chữ Hán ngày trước, do học trò ngày xưa (nho sĩ) phải học Nho giáo và đọc, viết chữ Hán.
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Lớn
- Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.
-
- Chợ Bình Đông
- Xưa là một trong bốn khu chợ lớn nhất quận 5. Năm 2008, chợ được xây lại và nay thuộc khu Bình Đông, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, gần bến Bình Đông trên kênh Tàu Hũ (theo Địa chí quận 5, xuất bản năm 2000).
-
- Chợ Gạo
- Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Chợ Bến Tranh
- Một ngôi chợ thuộc tỉnh Tiền Giang, hiện là vựa nông sản của các xã ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
-
- Thủ Đức
- Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
-
- Kim cải
- Cây kim, hạt cải. Chỉ duyên vợ chồng khắng khít như nam châm hút kim, hổ phách hút hạt cải.
Kể từ kim cải duyên ưa
Đằng leo cây bách mong chờ về sau
(Quan Âm)
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Kỉnh
- Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mác
- Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.