Tìm kiếm "vương mẫu"
-
-
Khỏi vòng cong đuôi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hai bà đi hái lộc mưng
-
Cá lẹp mà kẹp rau mưng
Dị bản
Cá lẹp kẹp với lộc mưng
Chồng ăn một miếng, vợ trừng mắt lênMắm lẹp mà kẹp lộc mưng
Ông ăn to miếng, bà trừng mắt lên
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vợ chết mới được ba ngày
-
Làm vườn ăn trái sâu, đi câu ăn cá chết
Làm vườn ăn trái sâu,
Đi câu ăn cá chết -
Anh đi về miệt vườn xa
-
Trồng cây không đụng lá
-
Tép đồng nấu với rau mưng
Tép đồng nấu với rau mưng
Vừa ngon vừa ngọt vừa thương nhau nhiều -
Bần cùng bất đắc dĩ
-
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Chị lấy chồng
em ở góa
Chị ăn cá
em mút xương
Chị nằm giường
em nằm đất
Chị húp mật
em liếm ve
Chị ăn chè
em liếm bát
Chị coi hát
em vỗ tay … -
Vừa bằng cái trống tầm vông
-
Cám hấp trên vung
-
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn lá vông, buồi tông cán
-
Dẻo bánh ăn chung, bể vung mình phải vạ
-
Ăn trầu thì bỏ quên vôi
-
Bạn nghiêng tai nghe tiếng em chào
-
Chồng em, anh đã biết chưa?
– Chồng em, anh đã biết chưa?
Tay cầm thẻ bạc, ngồi đưa võng điều
– Chồng em, anh đã biết rồi
Rỗ chằng rỗ chịt chuyên ngồi góc mươnDị bản
-
Chiều chiều gọt mướp nấu canh
Chú thích
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Khỏi vòng cong đuôi
- Vô ơn, bội bạc, vừa thoát nạn là quên ngay người đã cứu giúp mình (như con vật vừa thoát khỏi vòng xích đã cong đuôi chạy mất).
-
- Lộc vừng
- Còn gọi là chiếc hay lộc mưng, loài cây thân gỗ, phân bổ khắp nước ta, thường mọc hoang ở rừng ngập nước, ven hồ, suối, rạch, gần đây được trồng làm cảnh. Lá non thường được dân ta dùng làm rau ăn kèm. Rễ, lá, quả lộc vừng còn dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Cá lẹp
- Một loài cá nhỏ, màu trắng bạc, thân mềm nhũn, sống ở biển hay vùng nước lợ. Cá lẹp nướng kẹp với lộc mưng chấm ruốc tôm (ruốc hôi) là món ăn quen thuộc của người dân Nghệ Tĩnh. Cá lẹp còn được làm mắm (một loại mắm xổi, tức mắm chỉ ép với muối vài ba ngày là ăn được).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Vầy
- Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Tập tầm vông
- Tên một trò chơi dân gian. Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Cám
- Chất bột màu vàng nâu, do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn ra khi giã, xát, thường dùng làm thức ăn cho lợn.
-
- Cám hấp trên vung
- Người hoặc việc dở hơi, ngớ ngẩn, ngược đời.
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Tông cán
- Cán của con dao tông, một loại dao to và dài chuyên dùng để pha (chẻ) lạt nứa.
-
- Lồn lá vông, buồi tông cán
- Sự tương xứng về kích cỡ (lớn) của bộ phận sinh dục nam và nữ.
-
- Dẻo bánh ăn chung, bể vung mình phải vạ
- Làm việc thành quả thì hưởng chung, nhưng khi gặp tai vạ, sự cố thì phải chịu một mình.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Vưng
- Vâng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Mươn
- Bàn nhỏ đóng bằng tre, dùng để dọn thức ăn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).