Ai ơi nhớ lấy lời này
Tằm nuôi ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hòa cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được thua dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co
Tìm kiếm "tấm lòng"
-
-
Ngồi buồn chẳng biết trách ai
-
Sống được miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm
-
Sống mặc vải bùi chết vùi vàng tâm
-
Tìm duyên mà chẳng thấy duyên
-
Tháng tám đâm chèo vô bụi
-
Em như hòn núi Ba Vì
-
Mẹ ơi đừng có âu sầu
-
Muốn ăn cá ảu cá chù
-
Bấy lâu vắng tiếng vắng tăm
-
Tám mươi tươi hơn tám mốt
-
Ăn tấm trả giặt
-
Lắm ló Xuân Viên
-
Mẹ dài mà đẻ con tròn
-
Ai về Chợ Vạn thì về
-
Anh chê thao, mặc lụa tơ tằm
-
Muốn ăn cơm trắng canh cần
Dị bản
-
Biết đâu chim cá mà tìm
-
Nước yên quân mạnh dân giàu
-
Ai về nhắn bạn La Kham
Chú thích
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Hòa cốc phong đăng
- Thóc lúa, ngũ cốc được mùa (thành ngữ Hán Việt). Đây là câu chúc cho nhà nông, nằm trong bốn câu chúc cho tứ dân sĩ-nông-công-thương, với ba câu kia lần lượt là Văn tấn võ thăng (văn võ cùng tiến tới), Ngư hà lợi lạc (đánh cá sông biển đều được lợi) và Nhất bổn vạn lợi (một vốn vạn lời).
-
- Tay co
- Uốn vòng tay mà chịu lấy đồ nặng (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
Như chàng có vững tay co
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài
(Truyện Kiều)
-
- Dồi
- Món ăn được làm từ lòng (lòng lợn, lòng chó) hoặc thân động vật, có dạng hình ống, được nhồi đầy hỗn hợp gồm tiết và các loại rau gia vị như muối, tiêu, mỳ chính, nước mắm, tỏi và lạc, đậu xanh. Sau khi nhồi đầy chặt thì được hấp cách thủy cho chín hoặc nướng. Khi ăn, dồi được cắt ra thành lát mỏng, ăn với các loại rau mùi như rau thơm, húng... Thường gặp nhất là dồi chó, dồi lợn, sau đó là dồi rắn, lươn, cổ vịt...
-
- Vàng tâm
- Còn gọi là cây mỡ, một loại cây thuộc họ Mộc lan, cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, không nứt nẻ hoặc biến dạng khi khô, được dùng làm đồ nội thất, mỹ nghệ, đóng quan tài.
-
- Vải bùi
- Loại vải được dệt ở làng Phượng Lịch (tên Nôm là Kẻ Trạch, nay là xóm 3, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Tháng tám đâm chèo vô bụi
- Tháng tám nhiều mưa bão nên ngư dân nghỉ đi biển.
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Quay tơ, đánh ống
- Các công đoạn trong quá trình sản xuất lụa tơ tằm.
-
- Cá ảu
- Cá thu loại nhỏ.
-
- Cá ngừ chù
- Gọi tắt là cá chù, một loại cá thuộc họ cá ngừ, có nhiều ở các vùng biển miền Trung. Tại đây cá ngừ chù được xem là “cá nhà nghèo,” món quen thuộc trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Những món ăn từ cá ngừ chù có cà ngừ kho dưa gang, cá ngừ rim cà chua, cá ngừ hấp...
-
- Mù
- Sương (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tăm tăm
- Xa xôi, không có tin tức gì.
-
- Tám mươi tươi hơn tám mốt, tám mốt tốt hơn tám hai
- Những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, đời sống mỗi năm một khó khăn dần do cơ chế bao cấp.
-
- Ăn tấm trả giặt
- "Tấm" là gạo giã nhỏ, "giặt" là gạo nguyên hạt. Câu này có nghĩa như "ăn ít trả nhiều."
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Xuân Viên
- Địa danh nay thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Hội Thống
- Địa danh nay thuộc xã Xuân Hội, cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Nằm ở mé bờ Nam cửa Hội, Hội Thống có nghề nông, nghề buôn nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nghề biển. Ở đây ngoài ngôi Đình Kiên Nghĩa còn có các đền miếu mà trong đó có 3 ngôi đền thờ Nam Hải Ngư thần (cá ông) thường gọi là đền Cô, đền Cố, đền Cậu. Lễ cầu ngư ở Hội Thống được tổ chức hàng năm hoặc 3 năm 1 lần vào ngày 3/2 âm lịch.
-
- Do Nha
- Còn gọi là Xuân Nha, một làng xưa thuộc tổng Tam Chế, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, sau thuộc xã Ngũ Lộc, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay thuộc huyện Nghi Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề truyền thống là đan lát.
-
- Lộc Châu
- Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cẩm Mỹ
- Địa danh trước đây là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Kẻ Giăng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Giăng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kẻ Cừa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Cừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trung Sơn
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
-
- Cơn
- Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Yên Xứ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Yên Xứ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Úm
- Ôm ấp, che chở.
-
- Có tiếng có tăm
- Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Chợ Vạn
- Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.
-
- Thao
- Loại vải có sợ thô và to, mặt vải còn chưa sạch gút (mối vải).
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Trinh Tiết
- Tên nôm là làng Sêu, một làng nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Làng nằm bên bờ sông Đáy, có nghề chăn tằm đã được gìn giữ từ mấy trăm năm nay.
-
- Đồng Lũng
- Một làng thuộc xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia làng có nghề đan thúng mủng giần sàng.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Bóng chim tăm cá
- Chim bay trên cao khó thấy bóng, cá lội ở vực sâu khó thấy hình. Chỉ người đi không có tin tức gì.
-
- Hải hồ
- Biển và hồ, chỉ chí khí rộng lớn người con trai trong xã hội phong kiến.
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Bốn phương tám hướng
- Bốn phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc; tám hướng gồm Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Bốn phương tám hướng (đôi khi cũng gọi là tám cõi) chỉ tất cả mọi phương, mọi hướng, bao trùm vạn vật. Xem thêm: Chín phương trời, mười phương Phật.
-
- Vĩnh Thọ
- Niên hiệu của nước ta từ năm 1658 đến năm 1662 dưới triều vua Lê Thần Tông.
-
- Cồn Dầu
- Một địa danh ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng với giáo xứ Cồn Dầu.