Tập tầm vông
Chị lấy chồng
em ở góa
Chị ăn cá
em mút xương
Chị nằm giường
em nằm đất
Chị húp mật
em liếm ve
Chị ăn chè
em liếm bát
Chị coi hát
em vỗ tay …
Tìm kiếm "tấm lòng"
-
-
Vừa bằng cái trống tầm vông
-
Tằm ơi say đắm nơi đâu
-
Hái dâu ngọn ngắt, ngọn chừa
Hái dâu ngọn ngắt, ngọn chừa
Ba cô đã lớn mà chưa có chồng
– Hái dâu ngọn ngắt, ngọn không
Lêu lêu mắc cỡ, có chồng sạch trơn! -
Quê anh có cửa biển sâu
Quê anh có cửa biển sâu
Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm -
Ấy ai dắt mối tơ mành
Dị bản
Ấy ai cắt mối tơ mành
Cho thuyền quên bến cho anh quên nàng
-
Nuôi tằm cần phải có dâu
-
Tướng đi chân bước hai hàng
-
Khăn điều cột ngọn cây tre
-
Ruột để ngoài da
Ruột để ngoài da
-
Ăn no ngủ kĩ, chổng tĩ lên trời
-
Cô mình ơi, anh quyết với cô mình
-
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
-
Khoan khoan, bớ chị hái dâu
-
Gặp anh vô cớ em chẳng dám nhìn
-
Mua nồi phải nhớ lấy vung
-
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con tằm chín đỏ, con dê mọc sừng
Mọc sừng thì mọc giữa lưng
Đừng mọc trên mắt nó sưng tù vù -
Anh đồ, ơi hỡi anh đồ
-
Quê em hai dải cù lao
-
Đã say lời hẹn khi chiều
Đã say lời hẹn khi chiều
Mưa sa gió thổi cũng liều mà điDị bản
Nhớ lời giao hẹn khi chiều
Dầu mưa sa, chớp rạch cũng liều mà đi
Chú thích
-
- Tập tầm vông
- Tên một trò chơi dân gian. Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Tơ mành
- Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)
-
- Hom
- Đoạn thân cây dùng để giâm thành cây mới.
-
- Tiểu tâm
- Bụng dạ nhỏ nhen hẹp hòi (từ Hán Việt).
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Tĩ
- Bộ phận sinh dục phụ nữ (từ cũ).
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Sanh tâm biến tánh
- Thay đổi tính nết (cách nói của người Nam Bộ).
-
- Hốt hỏa lôi đình
- (Tính tình, cư xử) nóng như lửa (hỏa), như sấm sét (lôi).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.