Đàn ông cao ngổng cao ngồng
Làm ăn chẳng được, đứng trông đàn bà
Tìm kiếm "tương"
-
-
Trách thân mà lại giận trời
Trách thân mà lại giận trời,
Trách chàng quân tử ở ra người thờ ơ.
Phòng không để thiếp đợi chờ,
Năm canh vò võ những là thở than.
Nào khi họp mặt chén vàng,
Non nguyền biển hẹn tưởng chàng chẳng quên.
Ai ngờ ra dạ bạc đen,
Say bên nhan sắc bỏ bên ngãi tình.
Để cho em vò võ một mình,
Tương tư khắc khoải, bệnh thất tình đầy vơi.
Trách thân mà lại giận trời. -
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn ông ít tóc an nhàn
Đàn bà ít tóc dở dang duyên tình -
Ba Hình nay đã đổi dời
-
Đàn bà xương má nổi cao
Đàn bà xương má nổi cao
Buồn chồng, phòng vắng biết bao nhiêu lần -
Lưng dài vai mập ba gang
Lưng dài vai mập ba gang
Ăn nhai nửa miệng: khô khan chai lười -
Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi
-
Đã mong kết nghĩa tương giao
-
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
-
Khao khao giọng thổ tiếng đồng
Dị bản
-
Con gái lòng son không bằng tô don Vạn Tượng
-
Hồi nào thề thốt bóng xoài
Hồi nào thề thốt bóng xoài
Chàng nguyền thiếp nguyện có sai đâu là
Bởi vì lỗ miệng người ta
Chòm ong nhóm kiến, biểu anh mà xa em
Thế gian dạm miệng nói gièm
Nẫu nói mược nẫu đừng đem vào lòng
Ba năm giữ trọn chữ tòng
Có nực em quạt, ngọn gió lồng em che
Nào ai phóm phỉnh đừng nghe
Cú kêu mược cú ngoài hè can chi
Đừng nghe lời nói thị phi
Đừng nghe chiếc đũa phân ly đồng tiền
Anh về giữ trọn căn duyên
Mấy lời giao xin nhớ mấy lời nguyền xin ghi -
Việc đời gẫm lại thêm buồn
-
Má ơi, con má luông tuồng
-
Rượu sen càng nhắp càng say
-
Khi mưa, khi nắng luôn tuồng
-
Trung Trinh, Đá Tượng, Bãi Đồng
-
Anh đi Tam Tượng hái chè
-
Con quạ đen
-
Oan oan tương báo
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tượng Gambetta
- Còn gọi là tượng Ba Hình, Bức tượng của Léon Gambetta, một chính khách người Pháp chủ trương ủng hộ chính sách thuộc địa, được Pháp cho xây dựng ở quảng trường chợ Cũ Sài Gòn (nay là giao lộ Lê Duẩn - Pasteur), sau được chuyển vào khuôn viên Tao Đàn (nên người dân gọi là vườn Ông Thượng). Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa thì năm 1945 khi Nhật đến Việt Nam, "chánh phủ Pháp muốn thâu dụng số đồng dùng vào chiến tranh, sai thợ nấu lão Gambetta, thì hỡi ôi! Thân lão là ersatz (thế phẩm), đồ đồng giả, không dùng được..."
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Tương giao
- Giao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Khao
- (Giọng nói) không trong, không rõ âm, thường do cổ bị khô.
-
- Thổ đồng
- (Giọng nói) trầm và ngân vang.
-
- Tân toan
- Chua cay, khổ sở.
-
- Don
- Một loại thân mềm giống hến, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, là đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hè, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào) don, chế biến thành nhiều món ăn ngon.
-
- Vạn Tượng
- Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gièm
- Đặt điều nói xấu.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Củi đậu nấu đậu
- Cảnh anh em nồi da nấu thịt. Tương truyền Tào Thực, con trai thứ của Tào Tháo, là một người rất thông minh. Khi con cả là Tào Phi lên ngôi, vì sợ Tào Thực oán hận làm phản nên bắt Tào Thực phải làm một bài thơ sau bảy bước đi, nếu làm không được sẽ bị chém. Tào Thực vâng lời, đọc bài thơ sau, người đời gọi là Thất bộ thi (thơ bảy bước):
Chử đậu nhiên đậu cơ
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?Phan Kế Bính dịch:
Cẳng đậu đun hạt đậu
Hạt đậu khóc hu hu
Cùng sinh từ một gốc
Thui nhau nỡ thế ru?
-
- Như tuồng
- Như có vẻ.
-
- Loang toàng
- Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ô danh
- Tiếng xấu (từ Hán Việt).
-
- Rượu sen
- Rượu ướp hương sen, rất quý, cách làm nay đã thất truyền. Rượu sen làng Thụy Chương ngày xưa nổi tiếng thơm ngon, được dùng để tiến vua. Tránh nhầm lẫn với loại rượu liên tử (hạt sen) đặc sản của Đồng Tháp Mười.
-
- Chén quỳnh
- Tức chén quỳnh tương, chỉ chén rượu ngon. Xem thêm chú thích Quỳnh tương.
-
- Luôn tuồng
- Liên tục, nối tiếp nhau không ngừng nghỉ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trung Trinh
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía nam thôn giáp thôn Lệ Uyên (trong địa bạ là Suối Tre), phía bắc giáp Đèo Nại, phía tây có núi Ông Định cao độ 305 m, thấp nhất trong vùng, chạy dài theo hướng bắc nam. Phía đông có dãy núi khởi đầu từ hướng bắc chạy về nam đến cuối phình to ra như hình một cái chài mà chóp là hướng bắc. Núi này có tên là Hòn Giông còn gọi là núi Đá, bìa núi là ranh giới giữa hai thôn Lệ Uyên và Trung Trinh.
-
- Đá Tượng
- Tên một xóm đầu thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Phía Đông giáp Vũng Mắm (Phú Mỹ), phía tây giáp Trung Trinh, phía nam giáp vịnh Xuân Đài. Dân cư ở đây có chừng một trăm hộ. Tại đây có nhiều tảng đá lớn sắp xếp lộn xộn, vì thế có tên là Đá Tượng. Dân ở vùng này đa số làm nghề biển, có nuôi tôm hùm bằng lồng sắt dưới lòng vịnh sâu, một số làm nghề muối và nghề nông. Dọc làng Đá Tượng có nhiều lăng Ông Nam Hải.
-
- Bãi Đồng
- Một địa danh thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Đụng
- Gặp phải (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tương
- Qua lại lẫn nhau.