Tìm kiếm "sương"
-
-
Trưa về nằm gốc cây đa
-
Sống ở làng, sang ở nước
-
Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã
-
Ngó lên trời, trời buồn trời bực
-
Thức lâu mới biết đêm dài
-
Một lời nói, quan tiền thúng thóc
-
Ai đi gánh vác non sông
Ai đi gánh vác non sông
Để ai chất chứa sầu đông vơi đầy -
Văn chương phú lục chẳng hay
-
Ai đi muôn dặm non sông
-
Cảm ơn bông súng, củ co
-
Củ co, bông súng, rau tràng
-
Thức khuya mới biết đêm dài
Thức khuya mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết dạ ai thế nào -
Anh đi anh nhớ non Côi
-
Hỡi người đứng ở bờ sông
-
Nhìn mương nhìn đập
-
Cách nhau có một con sông
-
Nâu sồng nào quản khen chê
-
Cười cười nói nói ngọt ngào
-
Đầu làng có một cây trôi
Chú thích
-
- Sống ngâm da, chết ngâm xương
- Đời sống ở các vùng chiêm trũng quanh năm úng ngập ở các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày trước.
-
- Sông Bùng
- Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Sống ở làng, sang ở nước
- Ngoài cuộc sống chu toàn ở làng xóm, còn phải có tiếng tăm, địa vị khiến nơi khác cũng phải kính nể.
-
- Bạch Cư Dị
- (772 - 846) tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ hoặc Túy Ngâm tiên sinh, đồng thời vì có thời gian làm chức tư mã ở Giang Châu nên cũng gọi là Giang Châu Tư mã. Ông là nhà thơ Trung Quốc đời Đường, rất nổi tiếng với hai bài thơ Trường hận ca kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, và Tì bà hành kể về cuộc gặp gỡ của chính tác giả với một ca kĩ đàn tì bà. Người đời sau xếp tài thơ của ông chỉ sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.
-
- Áo xanh Tư Mã
- Một ý trong bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị, sau khi nhà thơ cùng bạn hữu nghe câu chuyện của người ca nữ:
Tọa trung khấp hạ tùy tối đa,
Giang Châu tư mã thanh sam thấp.Dịch nghĩa:
Trong những người ngồi (trong thuyền) ấy ai là người khóc nhiều nhất
Tư mã Giang Châu ướt đẫm vạt áo xanhBản dịch của Phan Huy Thực:
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang châu Tư mã đượm mùi áo xanh.
-
- Khách thiên nhai
- Khách ở chân trời, lấy ý từ bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị:
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
Tương phùng hà tất tằng tương thức.Dịch nghĩa:
Cùng là kẻ lưu lạc ở nơi chân trời
Gặp gỡ nhau hà tất đã từng quen biếtBản dịch của Phan Huy Thực:
Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Sông An Cựu
- Con sông nhỏ, dài khoảng 30 km, là chi lưu của sông Hương chảy qua phía Nam thành phố Huế. Đây là một con sông đào, được đào vào năm Gia Long thứ 13 (khoảng 1815) để góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy, vì vậy mới có tên khác là Lợi Nông. Ngoài ra, sông An Cựu còn có các tên khác là Phủ Cam hay Thanh Thủy.
-
- Nhân
- Lòng tốt, lòng yêu thương người.
-
- Dùi đục cẳng tay
- Thành ngữ, chỉ sự đối xử phũ phàng.
-
- Phú lục
- Gọi chung các thể loại văn chương sử dụng trong khoa cử thời xưa. Phú là thể loại giữa thơ và văn xuôi, là một loại văn xuôi sử dụng vần điệu. Lục là một thể loại văn xuôi ghi chép lại các sự việc.
-
- Hay
- Giỏi giang.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Củ co
- Loại cây sống dưới nước thường mọc nơi bưng biền vào mùa mưa, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng… Cây có hình dáng giống như bông súng. Dây nhỏ hơn đầu mút đũa, lá bằng cỡ miệng chén, tròn, màu xanh nhạt ửng hồng, nổi trên mặt nước. Củ co nhỏ cỡ hột mít, củ lớn cỡ hột sầu riêng, da đen, xù xì. Củ co nấu chín, lột vỏ, lộ ra lớp thịt màu vàng sậm, ăn có vị bùi, hơi ngậy. Củ co có nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng tư, còn mùa nước nổi rất ít.
-
- Rau tràng
- Loại rau lá nhỏ, cọng dài, cánh hoa màu trắng hay vàng nhạt, tước vỏ ăn rất giòn, gặp nhiều trong mùa nước nổi hay những chỗ sâu ngập lụt.
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- Trổ cờ
- Ra hoa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.