Bây giờ ướm hỏi người ngoan
Em về thưa thầy mẹ, anh muốn dan díu tình
– Đừng bức ơi anh! Đừng vội ơi anh!
Để cho cơm chín thì canh cũng vừa
Tìm kiếm "chín chắn"
-
-
Sớm mai anh đi chợ Gò Vấp
-
Một lo đứng cửa trông ra
Một lo đứng cửa trông ra
Hai lo đi lấy chồng xa nước người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con cái một mình đường xa
Bảy lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi đi về -
Ca dao tế mẹ
Trời hỡi trời! Sao dời vật đổi
Nên chi cỏ héo hoa sầu!
Kể từ ngày nương tựa lều tranh
Công ơn mẹ kể không xiết kể!
Tuần cay đắng chín trăng có lẻ
Chữ sinh thành nghĩa mẹ tày non
Bên ướt mẹ nằm bên ráo phần con.
Mẹ nuôi con vuông tròn khôn lớn
Cho con xin đền miếng ngọt mùi ngon … -
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Thẩn thơ đứng gốc cây mai
-
Một yêu anh có Seiko
Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô
Năm yêu không có bà bô
Sáu yêu Văn Điển ông bô sắp về
Bảy yêu anh vững tay nghề
Tám yêu sớm tối đi về có nhau
Chín yêu gạo trắng phau phau
Mười yêu nhiều thịt ít rau hàng ngàyDị bản
-
Ba năm duyên đã mãn rồi
-
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai. -
Một yêu mặt trắng má tròn
Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong! -
Một thương hơ hớ tuổi xuân
Một thương hơ hớ tuổi xuân
Hai thương yểu điệu tay chưn dịu dàng
Ba thương đẹp đẽ dung nhan
Bốn thương phong thái đoan trang khác vời
Năm thương dáng đứng vẻ ngồi
Sáu thương đôi mắt sáng ngời long lanh
Bảy thương chiếc mũi thanh thanh
Tám thương miệng nói hữu tình có duyên
Chín thương má núng đồng tiền
Mười thương tư cách dịu hiền nết na -
Mười lo
Một lo con nít trắng răng
Hai lo kẻ thấp không bằng người cao
Ba lo thầy bói té nhào
Bốn lo con đĩ không chào lái buôn
Năm lo thợ đúc méo khuôn
Sáu lo trên nguồn không có hươu mang
Bảy lo bà chúa chửa hoang
Tám lo trai làng không vợ chạy rông
Chín lo trong ngục không gông
Mười lo ngoài đồng không đất chôn maDị bản
-
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ hai trâu chậm, thứ ba rựa cùn
Thứ tư sớm vợ muộn con
Thứ năm nhà dột, sáu buồn hết ăn
Bảy buồn vợ chửi cằn nhằn
Tám buồn nhà cửa một căn hẹp hòi
Chín buồn nhà nợ đến đòi
Mười buồn khách đến ngồi dai không vềDị bản
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi
-
Tháng giêng là nắng hơi hơi
Tháng giêng là nắng hơi hơi
Tháng hai là nắng giữa trời nắng ra
Thứ nhất là nắng tháng ba
Tháng tư có nắng nhưng mà nắng non
Tháng năm nắng đẹp nắng giòn
Tháng sáu có nắng bóng tròn về trưa
Tháng bảy là nắng vừa vừa
Tháng tám là nắng tờ ơ thế này
Tháng chín nắng gắt nắng gay
Tháng mười có nắng, nhưng ngày nắng không
Tháng một là nắng mùa đông
Tháng chạp có nắng nhưng không có gìDị bản
Tháng giêng thì nắng hơi hơi
Tháng hai thì nắng tuyết giời nắng ra
Tháng ba được trận nắng già
Tháng tư có nắng nhưng mà nắng non
Tháng năm nắng đẹp nắng ròn
Tháng sáu có nắng bóng tròn về trưa
Tháng bảy vừa nắng vừa mưa
Tháng tám còn nắng nhưng chưa ngắn ngày
Tháng chín nắng ớt, nắng cay
Tháng mười có nắng nhưng ngày ngắn hơn
-
Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
-
Vè bài chòi
Bài chòi bài tới là ba mươi lá
Dang tay xớn xá là cái gã Ông Ầm
Hay đi sụp hầm, là anh Tứ Cẳng
Một dề trăng trắng, là chị Bạch Huê
Ăn cận nằm kề, là anh Chín Gối
Ba chìm bảy nổi, là chị Sáu Ghe
Lập bạn lập bè, là anh Năm Dụm
Hay đùm hay túm, Tứ Xách đã quen
Quần áo lèng teng, Nhì Nghèo cực khổ
Hay bươi hay mổ, là chị Ba Gà
Có ngạnh có ngà, là anh Tứ Tượng
Phủ màn treo trướng, là chị Tám Dừng
Ướt áo ướt quần, là anh Ngũ Trợt
Rung cây không rớt, Tứ Móc thiệt hay
Con mắt nhắm ngay, Tam Quăng thiệt giỏi … -
Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ
Chắc về đâu trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết, biết nương nhờ về đâu
Số em giàu, lấy khó cũng giàu
Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo
Phải duyên phải kiếp thì theo
Thân em có quản khó nghèo làm chi!
Chữ nhân duyên thiên tải nhất thì
Giàu ăn, khó chịu, lo gì mà lo -
Một mừng Tần Tấn gặp nhau
Một mừng Tần Tấn gặp nhau,
Hai mừng ngỏ ý Trần Châu một nhà
Ba mừng vui vẻ giao hòa
Bốn mừng đây đó trước xa sau gần
Năm mừng đi lại ân cần
Sáu mừng không để đêm xuân mơ màng
Bảy mừng nên đạo cương thường
Tám mừng giải tỏ lời nguyền thề chung
Chín mừng tiếp khách non bồng,
Mười mừng kết nghĩa loan phòng từ đây -
Tôi chào cô Hai như sao mai rạng mọc
Tôi chào cô Hai như sao Mai rạng mọc
Tôi chào cô Ba như hạt ngọc lung linh
Tôi chào cô Tư như thủy tinh trong vắt
Tôi chào cô Năm như hương ngát bông lan
Tôi chào cô Sáu như hào quang lóng lánh
Tôi chào cô Bảy như cuốn sách chạm bìa vàng
Tôi chào cô Tám như hai làng liễn cẩn
Chào cô Chín như rồng ẩn mây xanh
Chào cô Mười như chim oanh uốn lưỡi trên cành
Chào rồi tôi chụp hỏi rành rành
Hỏi căn cơ hà xứ phụ mẫu cùng huynh đệ thiểu đa
Hỏi cho biết cửa biết nhà
Nhờ ông mai tới nói, nay tới chết tôi cũng quyết giao hòa với một cô. -
Trèo lên cây gạo con con
Trèo lên cây gạo con con
Muốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheo
Nặng là bao nhiêu?
Ba mươi quan quý.
Mẹ anh có ý mới lấy được nàng
Mai mẹ anh sang, mẹ nàng thách cưới
Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum
Lụa thì chín tấm cho dày
Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng.
Anh sắm được anh mới hỏi nàng
Nếu không sắm đủ chớ vào làng làm chi!
Chú thích
-
- Chợ Gò Vấp
- Chợ thuộc địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Chưa rõ năm thành lập chợ.
-
- Đột
- Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trăng
- Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Seiko
- Ta đọc là Xen-cô, một nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật.
-
- Peugeot
- Đọc là pơ-giô, cũng gọi là lơ, một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Ông bô, bà bô
- Tiếng lóng của miền Bắc, chỉ bố mẹ.
-
- May ô
- Áo thun ba lỗ (một lỗ chui đầu và hai lỗ ống tay). Từ này có gốc từ tiếng Pháp maillot.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Huyền
- Một loại đá màu đen nhánh, dùng làm đồ trang sức. Cũng chỉ màu đen nhánh như hạt huyền.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Núng
- Lúm (phương ngữ).
-
- Mang
- Cũng gọi là con mễn hay con mển, một loại hươu nai gặp trong những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
-
- Gông xiềng
- Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Tháng một
- Tháng thứ mười một trong âm lịch, tục gọi là tháng Một (không phải là nói tắt của "tháng Mười Một").
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Bài chòi
- Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”
-
- Bài tới
- Một trò chơi bài rất phổ biến ở miền Trung ngày trước. Bộ bài 60 con chia làm ba pho, được chia cho hai phe, mỗi phe ba người, mỗi người lấy sáu con bài, xây bài trên tay. Người chọn đi bài, trước tiên rút một con bài bỏ ra, lệ cấm dùng các con bài có dấu triện đỏ (Ông ầm, Thái tử, Đỏ mỏ). Những tay bài khác, nếu có con bài giống con bài chợ (bài vừa được đánh ra) thì rút con ấy ra bắt và đi một con bài khác. Các tay bài khác lại tiếp tục bắt và đi cho đến khi có một tay bài tới là hết một ván bài. Tới bài tức là khi trên tay chỉ còn hai lá bài và lúc đó, người đi bài đã đi đúng tên một trong hai con bài mà mình đang chờ để tới.
Bài chòi cũng dùng bộ bài này, nhưng chỉ chơi vào ngày Tết và không có tính ăn thua đỏ đen như bài tới.
-
- Dề
- Phương ngữ Trung Bộ, chỉ những thứ kết lại với nhau thành mảng lớn (một dề lục bình, một dề rác rến...)
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Dừng
- Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Thiên tải nhất thì
- Nghìn năm mới có một lần (chữ Hán).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Oanh
- Tên gọi chung của một số loài chim có bộ lông đẹp và giọng hát hay. Trong văn chương cổ, chim oanh tượng trưng cho điều cao quý.
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
(Truyện Kiều)
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.