Đầu đường có một dây leo
Trông cậy sậy nhỏ, ra điều mỉa mai
Rằng: “Sao bé thấp lạ đời,
Trông em, anh cũng nực cười lắm thay”
Nghe lời, sậy mới đáp ngay,
Rằng: “Mày không nghĩ phận mày xem sao,
Nhờ ai mày mới được cao?
Những như thân ấy, còn bao giờ mà?
Ta đây dù thấp là đà,
Tự ta ta mọc, chẳng nhờ cậy ai”
Tìm kiếm "cây đa"
-
-
Cơm ăn một bát sao no
-
Ông giẳng ông giăng
-
Dấu hoa vun cây
-
Vè nói láo
Tiếng đồn quả thiệt chẳng sai
Có người nói láo không ai dám bì
Lội ngang qua biển một khi
Thấy tàu đương chạy tôi ghì ngừng như không
Lên rừng tôi vác đá hàn sông
Gặp cọp tôi bồng về để nuôi chơi
Nhà tôi có trồng một bụi cải trời
Lá bằng cái sịa kinh thời tôi quá kinh
Dưa gang của tôi cái hột bằng cái chình
Sức tôi một mình ăn hết nồi ba
Tôi trồng chơi có một dây khổ qua
Nó ra một trái tôi xách mà năm ky … -
Đây ta như cây giữa rừng
Đây ta như cây giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời -
Làm thơ biết cậy ai đem
-
Đất tốt trồng cây rườm rà
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng. -
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
-
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Ai đây để ý hỏi nàng có thương -
Chuồn chuồn đậu ngọn roi cày
-
Tay chân nhi nhí bắp cày
-
Em như hoa gạo trên cây
Em như hoa gạo trên cây
Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ mayDị bản
Thân em như hoa gạo trên cây
Chúng anh như đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may
-
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò -
Cá rô ăn móng đường cày
Dị bản
Cá rô ăn móng, dợn sóng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?
-
Ăn dưa, ăn ổi chín cây
-
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Lát gừng thì đắng từ ngày xa anhDị bản
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau
-
Chim rừng ai dạy mà khôn
Chim rừng ai dạy mà khôn
Cây suôn ai uốn, trái tròn ai vo. -
Công anh đắp lũy xây thành
Công anh đắp lũy xây thành
Trồng cây nên trái để dành ai ăn?Dị bản
Tiếc công anh gánh gạch xây thành
Trồng cây nên trái để dành ai ăn?
-
Ở sao phải biết trước sau
Ở sao phải biết trước sau
Lòng cay nghiệt lắm lấy đâu đẹp đời
Chú thích
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Dấu
- Yêu (từ cũ).
-
- Dấu hoa vun cây
- Yêu thích hoa, cành thì nhớ vun gốc, chăm cây; nghĩa bóng nhắc con cháu phải nhớ nguồn cội.
-
- Sịa
- Đồ đan bằng tre, nứa, lòng nông, mắt thưa, nhỏ hơn cái nia, dùng để phơi hoặc sấy.
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Chình
- Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Ki
- Một loại giỏ đan bằng nan tre (tương tự như cần xé) thường gặp ở Trung và Nam Bộ, dùng để đựng trái cây, nông sản.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phàm phu
- Người (đàn ông) thô lỗ tục tằn (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hát xạo
- Một dạng hát hò khoan ở Quảng Nam-Đà Nẵng, có nội dung dí dỏm, thông minh, sử dụng nhiều cách chơi chữ, nói lái, đố tục giảng thanh...
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Nan
- Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Móng
- Cá quẫy, đớp bọt nước. Móng là bong bóng nhỏ do cá đớp mồi trên mặt nước tạo nên.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.