Tình cờ bắt gặp nàng đây
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần
Để mà kết nghĩa tương thân
Ngày mai chỉ Tấn tơ Tần xe duyên
Tìm kiếm "bát sứ"
-
-
Ra đi bát nước còn đầy
Ra đi bát nước còn đầy
Trà pha còn đậm, lòng này còn thương -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Giả chết bắt quạ, giả mù coi lồn
Giả chết bắt quạ
Giả mù coi lồn -
Tình nhân bắt gặp tình cờ
Tình nhân bắt gặp tình cờ
Trước nhờ phúc đức, sau nhờ duyên nhau -
Tình nhân bất luận khó giàu
-
Thằng nào bất hiếu thế kia
-
Bần cùng bất đắc dĩ
-
Mò cua bắt ốc
Mò cua bắt ốc
-
Chàng ràng bắt cá hai tay
-
Trông mặt mà bắt hình dong
-
Nhàn cư vi bất thiện
Nhàn cư vi bất thiện
-
Ngồi mát ăn bát vàng
Ngồi mát ăn bát vàng
-
Chim khôn chưa bắt đà bay
-
Trông mặt mà bắt hình dong
-
Làm trai rửa bát quét nhà
Làm trai rửa bát quét nhà
Vợ gọi thì dạ bẩm bà con đây. -
Cơm ăn một bát sao no
Cơm ăn một bát sao no
Kẻ về người ở sao cho đành lòng -
Cơm ăn một bát sao no
-
Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để
Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để
Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm
Dầu mà thầy mẹ đập chín chục một trăm
Đập rồi lại dậy quyết nhất tâm lấy chàng -
Ngày ngày ăn bát cơm rang
Ngày ngày ăn bát cơm rang
Ăn con tép mại dạ càng long đong
Chim sầu cất cánh bay rông
Em nhớ nhân ngãi dốc lòng ra đi
Chàng đừng trách em ăn ở bất nghì
Cha cầm mẹ giữ chẳng đi được nào
Chàng đi vực thẳm non cao
Em mong tìm vào đến núi Tản Viên
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên lời chàng -
Nhớ khi rửa bát cầu ao
Nhớ khi rửa bát cầu ao,
Ta cầm nắm đũa ta trao cho mình.
Nhớ khi ngồi quán, ngồi đình,
Ngồi phủ, ngồi huyện có mình, có ta.
Nhớ khi ngồi gốc cây đa,
Vặt nắm cỏ gà thề nguyện chỉ thiên.
Nhớ khi chiếc đũa, đồng tiền,
Bẻ tam, bẻ tứ kết nguyền cùng nhau.
Nhớ khi mình trước, ta sau,
Có một miếng trầu cũng xẻ làm hai.
Bây giờ mình đã nghe ai,
Đi qua ghé nón chạm vai không chào.
Một là vô ý không chào,
Hai là mình có nơi nào mình quên.
Chú thích
-
- Tương thân
- Thương yêu lẫn nhau (từ Hán Việt).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Hình dong
- Hình dung, hình dáng bên ngoài (từ Hán Việt).
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Tép mại
- Còn gọi là mài mại, một loại tép giống con tôm tít nhưng nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng hoặc nhỏ hơn đầu đũa, sống trong cát ở sông nước lợ. Người ta bắt tép mại bằng cách dùng rổ rá xúc bùn đất dưới đáy sông rồi đãi như đãi gạo.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."